Hưởng Tang

Chương 313: 313: Cáo Biệt


Phổ Tế Đường của Chương gia là một khu nhà dưỡng bệnh, tọa lạc ở bên trong Chương trạch chuyên thu nhận những người đáng thương bơ vơ không nơi nương tựa.
“Phàm là người già cả, yếu nhỏ cô đơn không nơi nương tựa chỉ cần tới sẽ có áo cơm, có thể có nơi che mưa chắn gió.

Trong Phổ Tế Đường trẻ nhỏ có nơi về, người già có nơi nương tựa, nếu chẳng may qua đời cũng sẽ được lo liệu chu đáo.”
Nghe nói đây là lời Chương đại lão gia để lại trước khi lâm chung.

Ông ta và em trai mình là Chương Sinh Nhất khi còn trẻ ra ngoài dốc sức làm ăn, coi nhẹ cha mẹ già trong nhà nên lúc bọn họ bị bệnh nặng đã không thể ở bên cạnh tẫn hiếu.

Thế nên sau khi Chương gia phát đạt anh em hai người cực kỳ quan tâm đến người già neo đơn và trẻ nhỏ, ngày thường sẽ bố thí cho dân ở gần xa.

Lúc Chương Thiên Nhất lâm trung đã cầm lấy tay em trai mình để ông ta ở lại xây một tòa nhà thu nhận những người khổ cực.
Ông ta còn lập ra quy củ: Mỗi ngày mọi người sẽ ăn cháo loãng vào bữa sáng, giữa trưa có cơm trắng, hai văn tiền muối và đồ ăn, năm văn thịt, có thêm rau dưa.

Mùng một, ngày rằm sẽ có thêm đậu phụ và đồ ăn khác.

Mỗi tiết Đoan Ngọ, trung thu mọi người lĩnh hai mươi văn tiền.

Vào đông chí có 15 văn tiền củi, 100 văn tiền quần áo.


Người già bệnh chết cho quan tài, tiền an táng là 3000 văn tiền.
Đãi ngộ phong phú như thế nên sau khi Phổ Tế Đường được xây dựng thì những người không có cơm ăn trong vòng trăm dặm đều đổ tới.

Sau đó vì người đến quá nhiều, chớ nói Phổ Tế Đường mà toàn bộ Chương gia cũng không chứa nổi vì thế hiện tại đương gia của Chương gia là Nhị lão gia Chương Sinh Nhất mới lập thêm quy củ chỉ người già từ 60 tuổi trở lên mà không có con cháu quan tâm mới được tới ở.

Nếu là người còn sức lao động, có thể mưu sinh thì sẽ không nhận.

Kể từ đó người tới mới ít đi, Phổ Tế Đường cũng thực sự đi vào hoạt động trong thôn trang của Chương gia.
Lưu Tranh đã từng dẫn cha hắn đã tới Phổ Tế Đường một lần.

Khi đó lão Lưu còn có thể đi đường còn Lưu Tranh thì đang làm việc cho Chương gia cho nên nhân lúc cha hắn đưa cơm tới hắn mang ông ta đi dạo khắp nơi.

Hai người tham quan Chương gia trạch nổi tiếng gần xa một phen, trong lúc vô tình đã đặt chân tới Phổ Tế Đường.
Khi đó Phổ Tế Đường đang phát cơm, từng bát cơm trắng bóng còn thơm hơn cả cơm độn ngô lão Lưu mang tới, còn có thịt và rau tươi, nhìn qua quả thực mê người.

Lão Lưu nhìn thấy thế thì sửng sốt túm lấy con trai nói, “Trước kia ta chỉ nghe nói, không nghĩ đến hôm nay nhìn thấy cơm canh của Phổ Tế Đường đúng là tốt thật sự, giống hệt lời đồn.”
Lưu Tranh cười nói với ông ta, “Ngày lễ ngày tết còn hơn nữa ấy, thậm chí còn giết heo giết dê.

Chúng ta quanh năm suốt tháng không được mấy bữa ngon như thế.

Cha còn chưa thấy chỗ bọn họ ở đây, hai người một gian phòng lớn, bên trong đầy đủ đồ đạc, giường đệm dày ba tầng, đều dùng vải bông tốt.

Đừng nói bây giờ, dù trời đông giá rét có ngủ cũng không sợ lạnh.” Nói xong, hắn nhẹ nhàng bĩu môi nói, “Cha nghĩ xem Chương gia là nhà nào, đồ sứ của cả nước đều được nhà họ sản xuất, đến đồ quan phủ làm ra cũng không tốt bằng đồ nhà bọn họ.

Đúng rồi, nghe nói vào ngày sinh nhật của lão Phật gia trong cung đặc biệt chỉ định dùng đồ sứ nhà họ làm trang trí, tôn vinh cỡ này người thường há có thể so sánh được?”
Lão Lưu cười ha hả nói, “Cũng phải, chúng ta là người thường, có thể ăn no đã không tồi rồi, cũng đã bao giờ thấy việc đời như vậy đâu, nhưng,” ông ấy nói tới đây thì chuyển đề tài, ngón tay xoa góc áo bông nói, “Chẳng qua chỗ này ăn ở tuy tốt có điều ổ vàng ổ bạc cũng không bằng ổ chó của mình.

Ở trong nhà của mình dù có khổ một chút nhưng trong lòng cũng thoải mái.”
“Phải.” Lưu Tranh nhìn ra xa, trong mắt là thứ ánh sáng nào đó lóe lên mà người ta không nhìn thấu.

Qua một lát hắn mới thu ánh mắt lại, ngón cái và ngón trỏ xoa xoa vào nhau, “Cũng không phải cứ muốn vào ở là được đâu, người có con cháu đầy đủ thì Phổ Tế Đường sẽ không nhận.”
***
Cuối cùng lão Lưu vẫn vào Phổ Tế Đường ở.


Vốn ông ta không đủ điều kiện, nhưng Lưu Tranh cầu tình trước mặt Chương nhị lão gia nên mới có thể đưa cha hắn vào đây ở.
Ngày rời nhà lão Ngô tới tiễn, lão Lưu thì ngồi trên xe đẩy, trên chân vẫn đắp tấm thảm lông dêNhìn thấy người bạn già của mình thế là lão Lưu bỗng ướt khóe mắt, Lưu Tranh ở bên cạnh khuyên thế nào cũng không được.
“Có phải không về nữa đâu, ta sẽ chờ ông về.”
Lão Ngô cũng nghẹn ngào, ông ta nhịn một lát mới nén được nướt mắt không cho nó rơi xuống.

Phổ Tế Đường là một chỗ tốt, lão Lưu tới đó là hưởng phúc vì thế ông ta không thể khóc lóc giống như ông ấy sẽ một đi không trở lại được, quá không may mắn.
Lão Lưu không lên tiếng mà chỉ vẫy vẫy tay ý bảo ông ấy đừng lo lắng sau đó ông ta được Lưu Tranh đẩy xe đưa đi.

Lão Ngô đứng tại chỗ nhìn theo chiếc xe lăn của ông ấy kẽo kẹt xuyên qua con đường quê khúc khuỷu đi về phía Chương gia đại trạch.

Trong lòng ông ta bỗng quay cuồng một cảm giác nói không nên lời.
Phía trên tòa nhà đó khói bếp ít ỏi, so với khói đặc bốc lên từ tòa nhà phía sau sâu trong núi thì nó quả thực như một dòng suối trong vắt.
Đó là lò gạch của Chương thị, nó được xây trong khe núi, từ xa nhìn lại nó có hình bầu dục, chiếm diện tích vạn khoảnh, người làm công có tới hai ngàn.

Hàng năm nó luôn cháy đỏ, tỏa ra ánh lửa hừng hực.

Tuy hiện tại mặt trời đã ngả về tây nhưng đám công nhân vẫn làm việc đâu vào đấy, kéo bễ, thổi men, nhuộm màu, nặn hình, mãi cho tới khi sản phẩm ra đời.

Bọn họ hợp thành một cỗ máy khổng lồ, hoàn toàn kết nối với nhau không thể tách rời.

Bọn họ vẫn miệt mài cống hiến chút huy hoàng cuối cùng cho vương triều đang dần suy tàn này.
Nơi đó chỉ cách thôn xóm của lão Ngô một khoảng, nhưng dù chỉ có vài dặm ngắn ngủi lão Ngô lại cảm thấy đó là nơi ông ta vĩnh viễn không tới được.
Nghe nói đốc quan triều đình phái tới đã đến từ mấy ngày trước, theo đó còn có quan binh áp tải đồ sứ, ước chừng có 5000, 6000 người.


Bọn họ ở tạm trong một khách điếm cạnh lò gạch.

Ngày bọn họ tới lão Ngô từng đứng ở xa nhìn một cái.

Đám binh lính kia được võ trang đồng loạt, đứng trong núi non màu xám quả thực giống như bảo vật tỏa sáng lấp lánh.
Bọn họ tới áp tải đồ sứ dùng cho sinh nhật của Thái Hậu.
Triều đình mang theo mười ba vạn lượng bạc làm kinh phí để Chương gia làm đồ sứ kia.

Đồng thời, trong cung còn đưa tới một đống giấy vẽ chủng loại, hoa văn.

Những thứ này đã được chuẩn bị từ hai năm trước, việc chế tạo đồ sứ cũng được bắt đầu từ lúc ấy, rốt cuộc cũng sắp hoàn thành.
Lão Ngô nhớ rõ đồ sứ dùng trong đại hôn của tiên đế cũng do Chương gia làm.

Chỉ nguyên đồ sứ dùng trong hôn lễ và của hồi môn của Hoàng Hậu mà cũng tới cả vạn chiếc.
Nhưng hiện tại đồ sứ còn mà người đã đi.

Thế gian có đủ loại biến cố nhấp nhô, đến hoàng gia cũng không tránh khỏi.


BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận