Hưởng Tang
Chương 165: 165: Tượng Phật
“Ngươi nói xem nó đang nghĩ cái gì? Pho tượng này tuy hùng vĩ nhưng cũng không đặc biệt đến mức nó phải nhìn chằm chằm lâu thế chứ?” Mục què há miệng hỏi Triệu Tử Mại ý bảo hắn nhìn Tang đang đứng trong điện.
Triệu Tử Mại cười khổ một tiếng, “Từ lần tràng hạt bị đứt nó vẫn luôn mang bộ dạng chất phác đần độn này, có đôi khi ta còn hoài nghi không biết có phải Tang đã thật sự trở lại không nhưng,” hắn liếc Mục què một cái, “Tiền bối hẳn phải cảm thấy may mắn đúng không? Ít nhất nó sẽ không tí cái lại dọa ném ngài xuống vách đá.”
Nói xong hắn cũng đi vào trong điện đứng bên cạnh Tang và ngửa đầu đánh giá bức tượng Quan Công cao mười mấy thước.
Qua một lúc hắn mới hỏi, “Đại thần tiên, ngài đang xem cái gì thế?”
“Ta thấy pho tượng này ăn mặc thực hoa lệ.”
Một câu chẳng ăn nhập gì này lại khiến Triệu Tử Mại suýt nữa phì cười.
Hắn lớn thế này rồi nhưng lần đầu tiên nghe thấy có người dùng từ “hoa lệ” để hình dung Võ Thánh.
Hắn cố gắng nén cười, cuối cùng dùng giọng ôn hòa nói, “Quan đế gia là hổ tướng được vạn người kính ngưỡng, kiệt ngạo không luồn cúi, lại ân oán phân minh, coi trọng tín nghĩa.
Nhưng theo kiến giải vụng về của ta thì hắn không giỏi về mưu lược cho nên mới bại ở Mạch thành và mất mạng.”
Tang liếc hắn một cái và nói, “Trí dũng song toàn làm gì có dễ như ngươi nói.”
Triệu Tử Mại rũ mắt cười, trong mắt có ánh sáng lóe lên, “Ta quả thực có quen một người trí dũng song toàn, vừa lúc người ấy cũng đang ở Mão thành.
Nếu có cơ hội ta sẽ dẫn ngài tới gặp hắn, lúc ấy ngài sẽ biết ta không nói dối.”
“Hắn là ai?”
“Hắn tên là Từ Xung, trước kia là môn sinh của cha ta.”
***
“Cha ta thường nói Từ Xung là người thông minh nhất ông ấy từng gặp, bởi vì Từ Xung có một đôi mắt khác với người thường, nó hiểu rõ hết thảy mọi thứ.
Lúc hắn còn ở kinh thành đã nhiều lần phá những vụ kỳ án, thậm chí còn vì một vụ án nổi tiếng mà được đương kim thánh thượng thưởng thức tặng cho hắn Thượng Phương Bảo Kiếm duy nhất của triều ta.”
“À? Là vụ kỳ án nào thế?” Tròng mắt đờ đẫn mấy ngày nay của Tang đột nhiên nổi lên một tia sáng.
Triệu Tử Mại nghiêm túc nhìn nó một lát mới nhếch miệng cười nói, “Là vụ án Phạn Chung giết người, không lâu trước đây ta có nghe cha nói qua.”
Tiên đế từng sai người đúc một tòa tượng phật bằng đồng đỏ.
Đó là tượng Phật vô lượng thọ, được dùng làm quà sinh nhật cho Thái Hậu.
Nhưng quá trình đúc tượng nghe nói tốn quá nhiều tiền, bởi vì không có vị đại thần nào am hiểu phương pháp xử lý đồng đỏ.
Vì thế tiên đế mới sai vị quan viên chịu trách nhiệm tới chùa Tây Hoàng mời Quan Lạt Ma thân tín bên cạnh Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 6 tới hỗ trợ phương pháp pha chế đồng đỏ.
Nhưng kết quả lại khiến người ta thất vọng.
Theo lời giới thiệu của vị Lạt Ma kia thì đồng đỏ này không phải sản phẩm của thợ thủ công Tây Tạng, mà là do thợ Nepal làm.
Vị quan phụ trách đúc tượng vội vàng theo lời Quan Lạt Ma đi tới tận Nepal tìm thợ thủ công.
Trải qua nửa năm chờ đợi cuối cùng ông ta cũng mang được một tờ công thức từ Tây Tạng trở về Thợ thủ công nhìn công thức và chế tạo ra pho tượng phật đầu tiên.
Trong đó dùng một cân đồng đỏ, vàng ba tiền, bạc sáu tiền, đồng tự nhiên ba lượng, thiếc, chì, thủy ngân đều hai tiền, pha lê ngũ sắc năm tiền.
Nhưng dù vậy bức tượng Phật làm ra vẫn không đúng về tỉ lệ, nhưng tiên đế lại không từ bỏ.
Ông ấy nói năm nay không tặng được thì năm sau, nếu vẫn không được thì đợi mấy năm cũng không sao.
Dù sao Thái Hậu cũng thọ cùng trời đất, không vội mấy năm này.
Vì thế trong 7 năm tiếp theo thợ thủ công chế tạo tổng cộng 61 pho tượng Phật, nhưng tiếc là không có cái nào khiến tiên đế vui mừng.
Thẳng đến mười năm trước nước Xiêm La tiến cống một viên kim cương mười lượng thích hợp dùng với đồng đỏ.
Vì thế thợ thủ công của cung đình lập tức thử theo công thức, rốt cuộc cũng đạt được kết quả như mong muốn.
Bọn họ dùng công thức cũ, cho thêm kim cương số lượng 5 tiền và bỏ thiếc, chì cùng thủy ngân đi.
Phối phương này khiến màu của đồng đỏ làm ra càng thêm lộng lẫy sặc sỡ.
Cuối cùng người ta cũng đúc xong bức tượng Phật nhưng khi ấy Thái Hậu đã qua đời được một năm.
Sau khi Thái Hậu cưỡi hạc về trời tiên đế cực kỳ bi thương nên đã cung phụng bức tượng Phật kia ở trong căn phòng Thái Hậu ở khi còn sống, coi như tưởng niệm của đứa con với mẹ mình.
Nhưng trước khi đưa nó tới đặt ở đó thì phải mang nó đi khai quang, vì thế tiên đế mới giao nó cho phương trượng của chùa Thiên An.
Chùa Thiên An trên núi Tây Sơn ở kinh giao, vốn có tên là “Chùa Quang Lâm”.
Trước đây nó bị hủy vì binh lửa.
sau này nhà Minh xây lại chùa chiền, vào thời Tuyên Đức nó được đổi tên thành “chùa Thiên An”, là ngôi chùa lớn nhất ở kinh thành.
Mà vị phương trượng trụ trì của chùa là người hiểu nhiều giáo lí Phật pháp, hành xử liêm khiết được mọi người kính trọng gọi là tăng nhân.
Vì thế pho tượng Phật vô lượng thọ ký thác vô hạn nhớ mong của tiên đế được giao cho trụ trì đích thân khai quang, tổng cộng yêu cầu 7 ngày.
Nó được đặt trong phòng của trụ trì, toàn bộ nghi thức đều được mình ông ấy hoàn thành.
Đương nhiên để ngừa vạn nhất nên ngoài chùa Thiên An có trọng binh canh gác không cho người ngoài tiến vào.
Nhưng dù phòng vệ nghiêm ngặt như thế thì một chuyện ngoài ý muốn vẫn xảy ra.
Tời ngày thứ ba tiểu sa di đưa cơm tới cho trụ trì gõ cửa nhưng phát hiện không có người đáp nên vội tìm mấy vị sư huynh cùng quan binh đóng ở bên ngoài đẩy cửa vào.
Mọi người lập tức kinh ngạc phát hiện trong phòng trống rỗng không một người, ngay cả pho tượng Phật bằng đồng đỏ kia cũng không thấy tung tích.
Lúc đầu quan binh hoài nghi trụ trì mang theo pho tượng Phật đào tẩu, nhưng cái này lại bị tăng ni trong chùa cực lực phản đối.
Hai bên thậm chí suýt thì đánh nhau.
Bởi vì vị phương trượng kia là cao tăng đức cao vọng trọng nên các tăng nhân đương nhiên không cho phép kẻ khác nhục nhã ông ấy nói chi là chỉ trích ông ấy vì tiền tài mà trộm đồ.
Hai bên giằng co không xong, cuối cùng nháo tới trước mặt tiên đế.
Tiên đế gia nghe xong sự tình chỉ nói hai điểm: Một, ông ta tuyệt đối tin tưởng nhân cách của phương trượng và không thể có chuyện phương trượng trộm cắp.
Hai là việc này nhất định phải nghiêm túc điều tra, bởi vì tượng Phật là quà sinh nhật ông ấy chưa kịp tặng, nó đại biểu cho lòng hiếu thảo của ông ấy nên bất kể thế nào cũng phải tìm được nó về.
Thế nên ông ấy tự mình phái một người tới chùa Thiên An, chính là Từ Xung.