Đường Chuyên

Chương 1457: Toan Tính Của Vân Hoan

Lý Nhị kinh ngạc:

- Trẫm cứ tưởng ngươi sẽ toàn lực ủng hộ thương nhân, lời ngươi nói đều là luận điệu của Vô Kỵ, vì sao hai ngươi lần này cùng ý kiến?

- Thần và phó xạ khác nhau, phó xạ căn bản khinh thường thương cổ, còn thần là coi trọng cho nên mới hạn chế thương cổ, không để họ mất giám sát, hai điều này không thể so sánh.

- Lột da nhồi cỏ không ngăn được dã tâm của thương cổ sao?

- Không ngăn được, câu chim chết vì mồi, người chết vì tiền rất có lý.

- Khốc hình của Độc Cô Mưu cũng không ngăn được dã tâm của họ?

- Chỉ cần nhân trị là thế nào cũng có khe hở.

- Đó là nguyên nhân vì sao ngươi yêu cầu Tiết Nhân Quý phái binh tới Đát La Tư.

- Vâng, thần hi vọng thương nghiệp hưng thịnh trật tự, nhưng thần không cho tiền tài của thương nhân thành vũ khí chia cắt quốc gia, lần này là cảnh cáo, lần sau thần sẽ ra tay. Không có chuyện gì quan trọng hơn quốc gia thống nhất.

Ánh mắt Lý Nhị nhìn Vân Diệp trở nên ôn hòa, vỗ vai y:

- Ngươi đúng, không có chuyện gì đáng sợ hơn một quốc gia chia rẽ, những năm qua ngươi đọc sách thành hiền không uổng, trung với quốc gia còn có ý nghĩa hơn trung với đế vương.

Nói xong cởi áo choàng khoác lên áo giáp của Vân Diệp:

- Hãy kiên trì.

Lý Nhị đi rồi Vân Diệp thấy lưng mình ướt sũng, gió thổi qua một cái liền rùng mình, nói chuyện với Lý Nhị rất gian nan, lúc này Lý Nhị rất cần giai tầng thương cổ đứng cùng chiến tuyến với mình, trừ ông ta không được ai có liên hệ với thương cổ nữa, nhất là gia tộc mới nổi như Vân gia.

Hà Thiệu thời gian qua tỏ ra ương ngạnh, nói trắng ra là được hoàng đế chống lưng, nếu không cho hắn trăm lá gan cũng không dám nói lại Trường Tôn Vô Kỵ một câu, Vân Diệp cũng vừa mới nhìn ra, sau lưng Hà Thiệu không phải là thái tử, mà là hoàng đế...

Vào cung, Trường Tôn thị đang ăn canh hạt sen, thấy Vân Diệp liền bảo cung nữ múc cho y một bát, ăn xong mới hỏi:

- Bệ hạ mới trọng thần yến tiệc ở cung Vạn Dân, ngươi tới đay làm gì.

Vân Diệp chắp tay cười:

- Vẫn là chuyện Thập lục vương, bọn họ đã tới Tần châu, nửa tháng nữa tới Trường An, thần có nhắc tới với bệ hạ, bệ hạ bảo chuyện này do nương nương định đoạt, nên thần tới hỏi nương nương.

Vân Diệp biết ý hoàng đế, là biến chuyện thập lục vương thành chuyện nhà, như thế mới có thể thoải mái tước đi vương tước của tất cả bọn họ, giao cho hoàng hậu chẳng qua là chuẩn bị cho họ một trạch viện để nuôi như lợn, như vậy vừa có thể cảnh báo những vương gia bên ngoài, cũng để cho thiên hạ thấy hoàng đế nhân từ ra sao.

Cho nên cái gọi là "vương trạch" kia chẳng qua là nhà lao, tuy lộng lẫy xa hoa, thật nhưng mỗi hành động của họ đều bị hoạn quan giám sát, sinh hoạt học tập, cưới vợ sinh con chỉ có thể hoàn thành trong hào trạch của mình...

Kẻ thất bại sẽ chẳng có quyền lợi gì, với hoàng gia là thế đấy, nhưng Vân gia thì khác, Vân Hoan dã tâm bừng bừng muốn đem xúc tua nhà mình vươn tới Liêu Đông, kết quả vận mệnh thương đội phái đi gặp nhiều ngang trái.

Là người kinh thương ở Liêu Đông bao năm, Lão Thôi ra sức ủng hộ Vân Hoan tiến vào Liêu Đông, sau khi Lý Nhị chinh phạt Cao Ly, Vân gia rút toàn bộ lực lượng về, nay chiến loạn đã yên, Liêu Đông qua mấy năm đã dần phục hồi, dù sao đế quốc cần mảnh đất có sản xuất chứ không phải đất hoang.

Lão Thôi hiểu hiện giờ tiến vào Liêu Đông nhất định rất khó khăn, cho nên không định chen chân vào thứ có lợi nhuận cao như nhân sâm và da điêu, chỉ muốn mở cửa hiệu thu mua cỏ lạp, vận chuyển tới Trường An hoặc Nhạc châu gia công, để cỏ lạp phát huy tác dụng vốn có của nó.

*** thứ cỏ lót vào giày mặc cho ấm.

Khi cửa hiệu mới mở liền bị tất cả mọi người xa lánh, dù Lão Thôi hạ mình muốn hòa nhập vào hệ thống thương nghiệp đương địa ra sao cũng không có hiệu quả.

Cả mùa thu cửa hiệu chỉ thu mua được chút cỏ lạp, cả hỏa kế chẳng tuyển đủ, Lão Thôi không vội, cho rằng người ta chèn ép mình là dằn mặt, qua năm sau sẽ tốt hơn.

Quả nhiên qua năm sau tình hình có biến hóa, nhân thủ chiêu mộ đủ, lập hiệp ước thu mua cỏ lạp với rất nhiều hương nông, chỉ cần đợi tới mùa thu là sẽ đâu vào đó. Cửa hiệu thứ nhất của Vân gia ở Liêu Đông vậy là đã đứng vững chân, làm ăn phải dần dần, tiến vào Liêu Đông quy mô lớn sẽ dọa thưởng cổ đương địa khiếp sợ.

Khi Lão Thôi thu được đợt hàng đầu tiên thì hướng gió lại thay đổi, một trận lửa lớn trong đêm đã thiêu sạch mấy chục vạn đảm cỏ không còn lại chút nào.

Đây là tai họa do người gây ra, Lão Thôi làm ăn t huận buồm xuôi gió bao năm không kìm nổi lửa giận, đi tới phủ đô đốc Ca châu, yêu cầu bắt hung thủ, bồi thường tổn thất cho Vân gia.

Phủ đô đốc Ca châu làm việc nhanh chóng, mười ngày sau bắt được hung thủ --- Ba người Mạt Hạt. Người Mạt Hạt sau khi thừa nhận tội của mình trước mặt Lão Thôi liền bị chém đầu tại chỗ, coi như báo thù, nhưng phần bồi thường, nếu Vân gia muốn có thể tiếp nhận toàn bộ gia sản của người Mạt Hạt, bao gồm thê tử và nhi nữ họ.

Lão Thôi tức tới toàn thân run rẩy, nhưng chẳng thể nói quan phủ sai, muốn bắt hung thủ, có hung thủ, muốn bồi thường, có bồi thường, còn về Lão Thôi không vừa mắt mấy dã nhân đen xì xì kia đó là chuyện của Lão Thôi, không liên quan tới quan phủ.

Lão Thôi thấy quen sóng gió sao chẳng hiểu, vì thế trở mặt cảnh cáo toàn bộ thương cổ và thế lực ngầm, nếu có lần sau không phải chỉ vài ba người chết thay là dẹp được lửa giận của Vân gia, khi ấy muốn hòa giải cũng không còn cơ hội nữa.

Thế là cỏ lạp lại mau chóng được thu thập lại, đóng bao đưa lên thuyền ra biển, rồi lên bờ ở Đăng châu, chuyển tới Trác châu, cuối cùng tới Trường An, Nhạc châu...

Vân Diệp khi biết nhà mình chuyển cỏ tới tận Nhạc châu cũng giật mình, có điều tính tới đầu óc mấy đứa nhi tử, cho rằng mình sẽ không sinh ra thằng ngốc, nên kệ Vân Hoan, xem hắn rốt cuộc làm cái gì.

Tiếp theo xảy ra chuyện làm người ta còn giật mình hơn, đội thuyền của Vân gia bị cướp, lần này không chỉ cỏ, mà thuyền cũng thành bó đuốc.

May mắn duy nhất là hỏa kế không sao, bị người ta lột sạch sẽ đuổi lên bờ, trải qua muôn vàn đau khổ mới về tới Liêu Đông báo cáo cho Lão Thôi.

Lão Thôi nổi cơn lôi đình xong về hậu đường cười ngoạc miệng báo tin cho chủ tử Vân Hoan của mình. Vốn Lão Thôi định tự đốt cỏ với thuyền của mình, giờ người ta ra tay giúp, thật quá tuyệt.

Thế là Vân gia nhị thiếu gia mang lửa giận tới Liêu Đông, định hỏi quan viên đương địa cai trị Liêu Đông thế nào mà toàn đạo tặc, thương nhân an phận thủ thưởng còn đường sống nữa không.

Khi đi qua Trường An, Vân hoan tới thỉnh an lão tổ tông và cha mẹ, Hoa hoa cũng theo về, chỉ là đứa bé này nay vác cái bụng to tướng, Tân Nguyệt vốn tưới cười, thấy cảnh này liền chửi mắng Vân Hoan té tát, ai lại để cho người mang thái sáu tháng bôn ba như vậy.

Vân Diệp thong thả uống trà, đợi Tân Nguyệt mắng con cha chê kéo Hoa Hoa đi rồi mới nhìn nhi tử nói:

- Chưa đủ mạnh tay, con nên đốt luôn cửa hiệu mới đúng.

Vân Hoan xấu hổ, biết chuyện mình làm không thể nào qua được mặt cha, đi tới bóp vai cho phụ thân:

- Liêu Đông chỉ là khởi điểm, hài nhi muốn vươn tới Liêu Tây, nới đó tuy là hoang nguyên, nhưng da và nhân sâm rất tốt, hai thứ hàng đó lợi nhuận lớn, hài nhi không muốn bỏ.
BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận