Đường Chuyên

Chương 1428: Người cha tốt nhất

Vân Thọ biết lời của hoàng đế phải nói lại cho phụ thân chính xác từng chữ, khi nói tới câu cuối phát hiện mặt cha giật một cái.

- Tiểu tử thối, đây là lời cảnh cáo, sức khỏe bệ hạ hai năm qua đi xuống nhiều, Tôn tiên sinh nói khí huyết của bệ hạ rất vượng, chỉ người trẻ tuổi mới có, nhưng với bệ hạ mà nói thì không phải chuyện tốt, khí huyết vượng là do thuốc mà ra, người trẻ tuổi sáng sớm huyết vượng chảy ít máu mũi không sao, nhưng với người già mà nói thì đó là điều chết người.

- Cho nên bệ hạ rất chú ý, không để cho bản thân mệt nhọc, nhưng cứ thế này sẽ có vấn đề. Cha đoán chừng thận của bệ hạ đã hao kiệt, mấy năm qua không có vương tử và công chúa nào đã nói rõ vấn đề.

- Chuyện này con biết trong lòng là được, làm việc trong cung cho tốt, thực ra con chính là con tin, bệ hạ đã không còn hùng tâm như năm xưa, cho nên mới điều con vào trong cung, lòng người là như thế đấy.

- Bệ hạ đang dùng thuốc để duy trì thiên uy, nên đừng chọc giận ông ấy, ông ấy nói gì thì nghe vậy, lúc này bệ hạ cần an ủi nhất. Con cứ nhìn người được đề bạt gần đây, trong đó có ba người do viết văn tán dương bệ hạ anh minh thần võ.

- Năm xưa Hứa Kính Tông sở trường món này, Lý Nghĩa Phù cũng là cao thủ văn tử, hiện hai bọn họ không viết văn chương như thế nữa, con biết vì sao không?

Vân Thọ đáp:

- Chẳng lẽ họ chú ý tới thể diện.

- Loại động vật thuần chính trì không có thể diện đâu, bọn họ suy nghĩ cho tương lai thôi, đợi khi tân hoàng đăng cơ, đám người dựa vào văn vỗ mông kia dù có tài hay không cũng bị đóng dấu hãnh tiến, sẽ không còn ngày ngoi lên nữa. Người định đi đường dài đều như vậy, con xem đi, một khi bệ hạ biết thọ mệnh của mình đã hết, cha nhất định sẽ bị bệ hạ tước hết quan chức, khi Thừa Càn kế vị, cha mới có cơ hội quay lại. Có điều sau này Vân gia cần huynh đệ các con chống đỡ, vì để Thừa Càn yên tâm, cha không thể đi xa, chỉ có thể làm một tiên sinh trong thư viện.

- Cha không lo cho ba huynh đệ các con, duy chỉ có Tiểu Mộ là đáng lo, tính cách nó biến đổi thất thường, dễ bùi tai. Không kế thừa được sự kiên cường của mẹ nó, lại không có sự thông tuệ của cha, nên cha lo cho nó nhất.

Vân Thọ không cho là thế, cười nói:

- Cha quá lo rồi, Tiểu Mộ tuy nhiều khuyết điểm, nhưng bản tính lương thiện, lão tổ tông đang dạy bảo muội ấy, ắt sẽ có tiến bộ.

Vân Diệp lắc đầu:

- Nguyên Chương tiên sinh mấy ngày trước mời ta tới thư viện giảng bài, đoán chừng ông ấy đã nhìn ra triều đường bất ổn, đôi mắt của tiên sinh trui rèn qua giông tố, không thể nhìn nhầm. Cha và Trường Tôn Vô Kỵ phân tranh phải có một người nhường bước, cha đã đem toàn bộ công vụ trút lên hệ Trường Tôn Vô Kỵ rồi, không có gì không thể buông tay.

- Lúc này coi phải trông coi tốt Tiểu Mộ, không thể xảy ra chút chuyện nào, Lý Tượng không phải đứa thích hợp, cha phát hiện ra nó đang đi vào con đường của Lý Trì, từ giờ con không được có chút dính líu gì tới Lý Tượng nữa, rất nguy hiểm, Lý Hoài Nhân là vết xe đổ.

Vân Thọ ngạc nhiên:

- Hắn dựa vào cái gì? Lý Trì còn có Tấn Dương làm cơ sở, Trường Tôn gia hẳn không mạo hiểm lần nữa đâu.

Vân Diệp nhếch môi:

- Một biện pháp chỉ cần hữu dụng là sẽ tiếp tục dùng, con nhìn ngư ông thì biết, Trường Tôn gia chính là ngư ông, con cháu Lý gia là cá, thế nào chẳng có kẻ tham lam đớp mồi.

- Con rất rõ hắn có bản lĩnh gì, vả lại kế thừa hoàng vị là thái tử, không phải hắn, hắn ra tay bây giờ có quá sớm không?

Vân Diệp vỗ vai nhi tử:

- Sau khi xảy ra chuyện Lý Trì, cha rút kinh nghiệm xương máu, đoán lòng người cứ tính xấu một chút, yên tâm, cha đã nói với thái tử chú ý con hắn.

Tân Nguyệt thấy hai cha con kết thúc đàm thoại, liền đi vào nói:

- Ba ngày nữa là tới trung thu rồi, nhà ta năm nay nhiều chuyện vui, hay là làm náo nhiệt một chút?

- Nàng không nói thì ta quên đấy, phần thưởng trong nhà chuẩn bị chưa? Ngoài ra ta định đưa Tiểu Mộ đi Nhạc Châu ở một thời gian, nó không tiện ở lại Trường An nữa.

- Vì Lý Tượng sao?

Tân Nguyệt hiểu ngay ra vấn đề:

- Đúng thế, giấc mơ hoàng hậu của nha đầu ngốc đó chẳng biết tỉnh chưa, nói với Tiểu Vũ, nếu còn dám xúi bẩy Tiểu Mộ, ta sẽ đánh gãy chân nó.

Tân Nguyệt nghi hoặc nhìn trượng phu, đây là lần đầu tiên trượng phu thược sự nổi giận với Tiểu Vũ.

Cơm tối Vân Mộ không ra, nàng một mình ở trong thư phòng suy nghĩ lời ca ca nói, cuối cùng cười khổ, cởi tóc trên đầu, lấy một chiếc đàn cổ, bắt đầu thử âm, không biết bao lâu rồi chưa dùng tới thứ này.

Người ơi thôi hãy về thôi

Ruộng vườn sắp lụi hoang rồi về đi.

Tâm này đem luỵ thân kia

Sao còn buồn bã sầu chi một mình?

Việc xưa biết chẳng can thành

Việc sau sắp lại đuổi mình đến nơi.

Đường mê thực chửa xa xôi

Nhận ra nay đúng, xưa thời là sai.

Con thuyền nhẹ gió lung lay

Hiu hiu gió thổi áo bay phật phờ.

Hỏi người đi đoạn đường xa

Hận vì nỗi ánh mai đà còn thưa.

Vân Diệp ăn cơm xong, đang tản bộ trong sân, đột nhiên nghe khuê nữ hát ( quy khứ lai hề), không khỏi thất kinh, tí tuổi đầu sao có tâm tư này? Đây là thứ của Đào Uyên Minh, không phải thứ cho nữ tử hát.

Vội vã lên lầu, thấy khuê nữ đang hát, vô cùng nhập tâm, nước mắt chảy cả ra, vốn định mắng, đột nhiên đổi ý định, hát:

Một bên hoa nở vườn tiên,

Một bên ngọc đẹp ko hoen ố màu

Bảo rằng chẳng có duyên đâu,

Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?

Bảo rằng sẵn có duyên may,

Thì sao lại đổi thay lời nguyền?

Một bên ngầm ngấm than phiền,

Một bên theo đuổi hão huyền uổng công.

Một bên trăng rọi bên sông,

Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.

Mắt này có mấy giọt sương,

Mà dòng chảy suốt năm trường được chăng?

Nghĩ trong mắt

Có được bao nhiêu nước chứ

Sao lại chảy tới hết mùa đông

Chảy từ xuân tới hạ...

Vân Diệp thấy khuê nữ chú ý sang phía này liền cố ý đọc to mấy câu cuối.

Vân Mộ phì cười, Vân Diệp lúc này mới đi vào lấy khăn lau nước mắt cho khuê nữ, vỗ má nàng:

- Cha hát hay không? Còn hay hơn Đào Uyên Minh nhiều, nếu con thích ta truyền bài này ra, nói là do khuê nữ của ta viết.

Vân Mộ gật đầu:

- Bài ca này cực hay, nhưng con không cần cái thanh danh này, Vân gia chúng ta gia phong nghiêm chính, nếu con hát bài này, người ta sẽ nghĩ gia phong nhà ta có vấn đề. Cha đừng lo, con chỉ suy nghĩ vẩn vơ thôi, cha đừng để trong lòng, con cũng chẳng để người kia trong lòng, chỉ có chút ủy khuất.

Nói xong nhào vào lòng Vân Diệp khóc nức nở, lời Vân Thọ hôm nay làm trong lòng nàng mang gánh nặng lớn.

- Nhị ca con là thằng ngốc, bảo nó vòng vo nói cho con, nó lại nói bậy bạ, làm khuê nữ của cha đau lòng, lát nữa cha đánh nó. Con mở mắt xem Trường An hiện có đứa nào khá khẩm không, nếu không có thì tới Nhạc Châu, không có nữa thì tới Ung Châu, thế nào cũng phải kiếm cho con một phu quân tốt.

Vân Mộ ngẩng khuôn mặt đầy nước hỏi cha:

- Người hoàng gia thì không được ạ?

- Không phải là không được, mà là cha phát hiện hoàng gia chẳng kẻ nào tốt đẹp, cho nên nhà ta không gả cho hoàng gia.

- Tiểu Vũ tỷ nói, nếu như con gả cho hoàng tử nào, hoàng tử đó có thể thành hoàng đế, có thật không ạ?

- Nha đầu Tiểu Vũ đó hiện giờ hư hỏng rồi, suốt ngày muốn nắm giữ thiên hạ, đó là lý tưởng của nó, không phải của con. Con là đứa bé ngoan thuần khiết, không giống Tiểu Vũ từ nhỏ đã có trái tim nam nhân, có điều hiện nó không thể làm hoàng hậu, cho nên mới xúi bẩy con làm hoàng hậu.

Vân Diệp và khuê nữ nói chuyện rất lâu, cũng kể rất nhiều chuyện, tới khi trăng lên đến đỉnh đầu, Vân Mộ nằm trong lòng cha ngủ thiếp đi, thấy khuê nữ đã ngủ, Vân Diệp bế nàng lên, đặt xuống giường, đắp chăn cẩn thận mới nhón chân đi ra ngoài, không ngờ Vân Mộ ở đằng sau nói:

- Cha là người cha tốt nhất trên đời.

Vân Diệp cười, lòng tràn ngập hạnh phúc, được con thừa nhận còn sung sướng hơn được hoàng đế thừa nhận.

Đào Tiềm (365-427) tự là Uyên Minh, hiệu là Ngũ Liễu tiên sinh, gặp thời loạn lạc mà bất lực trước thời cuộc, ông từ quan về ruộng ở ẩn. Khi làm chức Huyện lệnh ở Bành Trạch, từng nói câu: “Tại sao ta vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng cúi đầu“. Đào Tiềm là tác giả đầu tiên mà cũng là người đại biểu cho loại văn thơ điền viên của Trung Quốc thời Đông Tấn, với llời lẽ bình dị, tự nhiên mà ý tứ rất thâm trầm, sâu sắc. Bài “Quy khứ lai từ” trên đây gần giống như bài thơ trữ tình, là một trong những bài từ nổi tiếng nhất của ông tả cảnh sống thanh bần giản dị và những niềm vui đạm bạc ở nông thôn khi tác giả mới về quy ẩn lúc 41 tuổi.

Nguồn inte.

Vân Diệp ghét lão này, chính xác thì tác giả ghét!!

HẾT

__________________
BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận