Đường Chuyên

Chương 1414: Cải cách quân sự của Lý Nhị (1)

Hứa Kính Tông cười khổ:

- Phó xạ đừng cười hạ quan, có vài chủ ý hạ quan có thể nghĩ đến, nhưng có vài chủ ý hạ quan không nên động đến thì hạ quan không động đến, chỉ là nếu vậy Phó xạ sẽ là người cực khổ nhất. Nếu như cần hạ quan làm hộ xin cứ việc giao phó, hạ quan dù nhảy vào dầu sôi lửa bỏng cũng không chối từ.

- Không cần như vậy, chức trách không nên khinh thường, Diên Tộc có thể về trước nghỉ ngơi.

Trưởng Tôn Vô Kỵ mặt lạnh tanh nói.

Hứa Kính Tông chắp tay thi lễ xong liền lùi khỏi đại sảnh, cất bước trở về nhà...

- Thỉnh ngươi làm hộ? Nếu như không phải thấy ngươi còn biết chút quy củ, ngươi há có thể tiêu dao như vậy ở Môn hạ tỉnh?

Trưởng Tôn Vô Kỵ thấy Hứa Kính Tông đi ra thì cúi đầu nói vài câu, sau đó lại tiếp tục vùi đầu vào đống công văn. Ôi, chuyện rối loạn trong thiên hạ cho tới giờ chưa lúc nào ngừng, trên thì quân quốc đại sự, dưới thì đồn nhảm trên đường, đều là chức trách của Môn hạ tỉnh. Nếu như không phải có Chử Toại Lương sẻ bớt gánh nặng, lão quả thật làm không xuể.

Đến khi Trưởng Tôn Vô Kỵ xử lý xong công việc thì đã là canh ba. Lão vươn người một cái, đẩy cửa đại đường, hít vào hơi cháo thơm lừng, bụng cảm thấy cồn cào. Mùi cháo đã tới hậu viện, một cái nồi đất đặt trên một cái lò, mùi cháo thơm chính từ cái nồi kia truyền tới. Đang định hỏi thì thấy lão bộc nhà mình xách hộp thức ăn đi tới, phu nhân cũng thân thiết. Trưởng Tôn Vô Kỵ không dùng cháo, định vào dùng cơm xong thì hồi phủ, mai là ngày nghỉ ngơi, phải nghỉ cho hết mệt mỏi những ngày qua mới được.

Lý Nghĩa Phủ đi từ phòng công vụ ra, sờ lên nồi đất xong thấy nóng quá, vội vàng nắm tay lên tai cho bớt nóng. Sau khi lót vải vào mới bưng nồi cháo lên đặt lên án ăn từng chút một. Trưởng Tôn Vô Kỵ không ăn quả thật đáng tiếc, trong cháo còn có dâm dương hoắc giúp tỉnh táo tinh thần.

Xe ngựa Trưởng Tôn gia được gia tướng hộ vệ từ từ chạy trên Chu Tước đại nhai, bệ của pho tượng cuối đường đã hoàn thành. Pho tượng được hồng trù bao phủ đang nằm trên bình đài bằng gỗ, có thể loáng thoáng nhìn thấy hình ảnh chiến mã và người.

Trưởng Tôn Vô Kỵ mệt quá thiếp đi, đúng lúc đi ngang qua tượng Lý Nhị thì gió thổi rèm xe lên, lão lại chợt mở mắt. Giờ Trưởng Tôn Vô Kỵ rất khó ngủ, chỉ cần hơi động tí là tỉnh, mà tỉnh rồi thì rất khó ngủ lại, tình trạng này đã xảy ra lâu lắm rồi, nhưng lão cũng chưa nói cho ai biết.Bởi vì đại hạn, cho nên nhân công nhàn rỗi rất nhiều. Nếu đã không thể cứu được hoa màu thì thôi, dành sức vào thành thị làm thợ còn kiếm được nhiều tiền hơn.

Lương thực cứu tế quan phủ dành cho người già yếu, đủ cho bọn họ ăn đến năm sau. Còn nam nhân cường tráng vác túi, hoặc đi bộ, hoặc ngưu xa vào thành kiếm cơm.

Trường An thành nhân công tăng mạnh, Lý Nhị thừa dịp tu sửa Phù Dung viên. Đây là viên lâm hoàng gia diện tích hơn ngàn mẫu, dài chừng 17 dặm. Trước kia ban thưởng cho Lý Thái, nhưng Lý Thái lại ngại phiền không muốn, căn bản là do không đủ nhân công làm, viên lâm này là cái rách nát từ thời Tùy để lại, muốn sửa chữa tốt không phải một hai năm là được.

Bây giờ có nhân công, Lý Nhị lại muốn tập trung làm, cho nên Phù Dung viên giờ người ra vào tấp nập. Công Thâu gia tộc phụ trách thiết kế và kiến tạo, Công Thâu Giáp giờ đã là bậc thầy, mấy năm qua đã chỉ huy vô số kiến tạo, từ Đà thành đền cầu đường đều có, giờ chẳng qua chỉ là một cái sơn thủy viên mà thôi, chuyện nhỏ.

Phù Dung viên không coi là đại sự, nhưng việc Lý Nhị muốn dựng tượng là đại vấn đề. Pho tượng này cao hơn 40 thước, nặng tới 500 nghìn cân. Phải dựng pho tượng này vào chính tây, hơn nữa không lệch chút nào quả thật phải tính toán cực kỳ chi ly mới được.

Thiên xa (xe cần trục) to lớn vô bì đã được dựng lên, dưới gầm trời này không thể có máy móc để dựng tượng. Quyển dương, thiên xa cùng với giang can (đòn bẩy) mới là chủ lực.

(quyển dương: https://google.com.vn/search?q=%...ed=0CAYQ_AUoAQ)

Lý Nhị chỉ cần đứng trên bình đài Vạn Dân cung là có thể nhìn thấy hiện trường thi công. Hắn phát hiện vô số xe ngựa đang chuyển cát sông vào thành, nhìn thì thấy cát đã chất đống lên cơ tọa rất nhiều rồi, vậy mà những dân phu kia dường như vẫn muốn nhiều nữa, vẫn đòi vận chuyển thêm.

(cơ tọa: nền để dựng tượng)

- Tượng nhi, ngươi biết vì sao bọn họ phải đổ cát lên cơ tọa không?

- Hồi bẩm hoàng gia gia, tôn nhi biết. Vì tượng quá nặng, theo tính toán của thư viện thì không dưới 500 nghìn cân, thiên hạ này không thể gì có thể nhấc nổi để đặt vào cơ tọa, vì vậy chỉ có thể dùng đống sa pháp nguyên thủy nhất. Đầu tiên là chất cát quanh cơ tọa, sau đó kéo tượng lên cát, cuối cùng dùng quyển dương, thiên xa các loại đến nâng, kéo chỉnh vị trí tượng, rồi sau dọn sạch cát dưới tượng, để tượng đứng trên cơ tọa, lúc đó công trình coi như làm xong.

Lý Nhị nghe Lý Tượng giải thích thì rất hài lòng, những năm này Lý Tượng rất tiến bộ, không giống năm xưa còn hấp tấp bộp chộp. Lý Nhị cho rằng công trình không đơn giản như mấy lời Lý Tượng nói, nhưng chỉ bằng mấy câu nói mà có thể khái quát được đại khái các bước thì cũng có bản lĩnh, đây cũng là nguyên nhân hắn giữ Lý Tượng ở bên người làm thư ký.

Năm đại tai thường xây dựng rầm rộ, đây là việc đã được Đại Đường nhất trí, nhằm tạo kế sinh nhai cho bách tính. Vì thế không riêng gì Trường An, mà Lạc Dương, Tấn Dương cũng là như vậy. Huyện lệnh các nơi cũng dẫn bách tính đi sửa hà đạo, công trình thủy lợi. Đường của Quan Trung cũng được trải xi măng, cộng thêm cương thiết xí nghiệp cũng toàn bộ khởi động. Quan Trung lúc này giống như một đại công trường bận rộn.

Lý Nhị trở lại Vạn Dân cung, bảo Lý Tượng lấy ra một quyển trục lớn. Sau khi mở ra thì lấy tay đo khoảng cách trên bản đồ. Mặc dù hỏa khí xưởng đã hoàn toàn khôi phục, hơn nữa sản lượng cũng đã tăng lên ba thành, nhưng Lý Nhị vẫn không hài lòng. Vũ khí của quân đội cần đổi lại, giờ đã quá lạc hậu rồi.

Hắn rất hy vọng quân đội các nơi có thể được thay đổi tư trang trong thời gian ngắn nhất, vũ khi dư thừa có thể tiêu hủy, từ đó tăng cường khả năng khống chế quân đội của triều đình.

Hỏa dược xưởng cùng hỏa khí xưởng chỉ Trường An thành mới được có. Cũng giống xưởng đúc tiền vậy, không thể có bất kì chi nhánh nào khác, cái này đã được viết vào luật pháp Đại Đường, nghiêm lệnh không cho bất kỳ người nào sửa đổi, kể cả hoàng đế đời sau.

Quân đội không có hỏa dược, chiến lực ít nhất sẽ giảm nửa. Lý Nhị tin rằng chỉ cần khống chế hỏa dược, dầu lửa tinh luyện, thì chỉ cần Thập Lục vệ chiến lực cường hãn, cũng không cần e ngại phản loạn của ngoại phiên.

Bộ đội địa phương chỉ có thể gánh vác trách nhiệm thủ vệ, về phần tác chiến chính là chức trách của Thập Lục vệ cùng Đông hải thủy sư, Nam Hải thủy sư và Huyền Giáp quân. Thập Lục vệ sẽ luân phiên thủ vệ cứ điểm xung yếu nhất đế quốc, để bảo trì sức chiến đấu cường hãn của mình.

- Đi hỏi Vân Diệp xem có thể tăng cường sản xuất hỏa khí hay không. Quân đội địa phương đã huấn luyện xong, giờ chỉ chờ hỏa khí của y. Chẳng phải y dựng 3 xưởng rồi sao? Sao không cho hoạt động tất mà luân phiên một cái nghỉ làm gì?

Lý Nhị điểm lên bản đồ, an bài cho Lý Tượng.

- Hoàng gia gia, chủ yếu là thiếu tiêu thạch với lưu huỳnh. Những thứ này hạm đội Đông hải vận chuyển từ đảo về không kịp. Vân hầu lúc nào cũng cuốn sổ báo cáo vì sao phải luân phiên sản xuất, y nói nếu có điều kiện thì nên xây 6 hỏa khí xưởng, giữ một nửa dùng một nửa, cứ nửa năm lại thay nhau, như vậy giảm thiểu tai nạn.
BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận