Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 428: Sứ đoàn vào kinh thành

Đô Sát viện và Đại Lý Tự ra tay quả thật không nhẹ. Hồ Bất Phàm sợ tội tự sát, Mã Hồng đến nhậm chức, lập tức hiệp trợ Đô Sát viện và Đại Lý Tự tiến hành điều tra quan viên Hộ bộ.

Sở Hoan vốn tưởng rằng trận gió lốc này sẽ càn quét từ vương gia đến dân đen, thanh thế lớn, nhưng thật bất ngờ, tuy rằng Đô Sát viện và Đại Lý Tự liên tục ra đòn mạnh, nhưng phạm vi đả kích so với dự đoán ít hơn nhiều. Hơn nữa chủ yếu tập trung ở Hộ bộ. Nghe nói Đô Sát viện và Đại Lý Tự đều phái quan viên đến địa phương điều tra, nhưng đều là lặng yên không một tiếng động, hoặc nếu có thì động tĩnh cũng rất nhỏ. Trận gió lốc này không nghiêng trời lệch đất như Sở Hoan dự đoán. Tuy nói bao gồm cả Đậu Dịch cũng có hơn mấy chục quan viên Hộ bộ đều bị cuốn vào cơn xoáy, vào nhà tù Đại Lý Tự, nhưng Sở Hoan thấy một số cái tên ở trong danh sách tựa hồ như bình yên vô sự, không bị điều tra.

Sở Hoan không biết tại sao lại dẫn đến kết quả như vậy.

Dựa theo lẽ thường mà nói, Thái Tử đảng một khi có được quyển sổ ghi chép kia, nhất định sẽ không lưu tình. Có cơ hội lật đổ nhiều người trong Hán Vương đảng, chắc chắn sẽ cố hết sức, nhưng tình hình hiện tại, thì thấy Thái Tử đảng dường như đang giơ cao đánh khẽ.

Sở Hoan trong lúc nhất thời cũng đoán không ra nguyên nhân.

Lang Vô Hư hiển nhiên có dấu vết trên đó, nhưng lần điều tra này, y quả thật không hề bị chạm tới. Tuy rằng quan viên Đại Lý Tự tìm Lang Vô Hư vài lần, nhưng người này cuối cùng vẫn bình yên vô sự.

Sự kiện Hồng ngân sách vẫn đang dở dang, nhưng trong kinh mọi người không chú ý chuyện này lắm, mà dồn hết sự chú ý vào sứ đoàn Tây Lương.

Quân Tây Lương hiện giờ còn ở Tây Bắc, Tây Bắc Tây Quan đạo hiện giờ còn có mấy châu do Thiết kỵ của người Tây Lương chiếm cứ. Chuyện này đối với người Tần mà nói, không thể nghi ngờ là một loại sỉ nhục, đồng thời là một uy hiếp.

Tuy rằng Dư Bất Khuất đã một lần nữa tập kết binh lực, ở Tây Bắc thiết lập phòng tuyến. Hơn nữa người Tây Lương cũng tạm thời không tiến binh. Nhưng ai dám cam đoan người Tây Lương không sẽ tiếp tục xâm chiếm, lại càng không dám cam đoan thủ hạ Dư Bất Khuất là quân Tây Bắc còn có thể ngăn cản người Tây Lương.

Lúc trước khi quần hùng tranh bá, người Tây Lương liền nhân cơ hội nhiều lần tiến sát biên cương, cướp bóc đốt giết. Sau khi lập quốc, quân thiết kỵ Đại Tần gác Nhạn Môn quan, Hộ quốc Đại tướng quân Phong Hàn Tiếu trấn thủ Tây Bắc, người Tây Lương vài lần phạm biên đều bị đánh đuổi. Từ đó Tây Bắc coi như là ổn định lại. Nhưng người Tần tận lòng mình vẫn thù hận người Tây Lương. Trong mắt người Tần mắt, người Tây Lương chính là loài cầm thú ăn tươi nuốt sống, bản tính tàn nhẫn, đốt giết dâm cướp không chuyện ác nào không làm.

Khu vực Tây Bắc vẫn còn truyền lưu câu chuyện người Tây Lương lấy thịt người làm thức ăn, hung tàn đến mức tận cùng, cho nên người Tần vừa căm hận người Tây Lương, nhưng cũng sợ hãi người Tây Lương tận xươn tủy.

Phong Hàn Tiếu và thuộc hạ Thập Tam Thái Bảo bị người Tây Lương ám sát, việc này toàn bộ người trong đế quốc biết, mà sau khi Phong Hàn Tiếu chết, người Tây Lương lập tức mang theo một trăm ngàn thiết kỵ, xâm chiếm Tần cảnh, phá Nhạn Môn quan, đánh Tây Bắc. Quân Tây Bắc thảm bại, Tây Lương Thiết kỵ đúng là đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi. Trong khoảng thời gian ngắn, người Tần sợ hãi, lòng dân bàng hoàng.

Chỉ có điều không ai ngờ, quân tiên phong của Tây Lương Thiết kỵ đúng vào lúc đang cực thịnh, đột nhiên ngừng lại, sau đó, đưa tin truyền tới, người Tây Lương không ngờ chủ động xin hòa.

Chuyện này quả nhiên là ngoài dự đoán mọi người.

Sứ đoàn Tây Lương đến kinh, khắp kinh thành mọi người tất nhiên là hết sức chú ý. Hơn nữa triều đình sớm bố cáo, lần này nghị hòa là người Tây Lương chủ động đề xuất, nên mọi người đều cho rằng là biểu hiện của sự yếu thế.

Sứ đoàn Tây Lương cũng không để mọi người chờ lâu, thậm chí còn sớm hơn nhiều so với mong muốn. Hơn nữa tin tức có được cho thấy, Chính sứ của Sứ đoàn Tây Lương, chính là Tây Lương quốc Đại vương tử, cũng có thể thấy được Tây Lương quốc đối với lần nghị hòa này cực kỳ coi trọng.

Đại Tần lập quốc mười tám năm, nhưng chân chính ngoại bang đến kinh, cũng vô cùng hiếm thấy.

Ngoại trừ nước Triều Tiên ở Đông Bắc đã tự nguyện xưng thần với Đại Tần, hàng năm phái sứ thần tới triều bái, thì chỉ có bộ lạc man di Mạc Bắc ngẫu nhiên phái người tới xin cúi đầu.

Tây Vực thật ra có mười mấy quốc gia lớn nhỏ cũng từng qua lại, nhưng Tây Lương quốc sau khi phát triển hùng mạnh, tạo thành chướng ngại vật ở giữa. Các nước Tây Vực trở thành nước phụ thuộc Tây Lương quốc. Mà Tây Lương quốc từ sau khi bắt đầu kiến quốc, chưa bao bao giờ thể hiện thiện ý với vương triều. Các quốc gia Tây Vực lại càng không thể có giao hảo gì.

Sứ đoàn Tây Lương đến, ngoại trừ Triều Tiên, chân chính là nước thứ hai đến kinh thành. Nên dĩ nhiên thu hút sự chú ý của mọi người. Lúc Hồng Lư Tự và Lễ Bộ quan viên ra khỏi thành chờ đón, trên đường cái kinh thành Lạc An, người ngựa đã như nêm. Dân chúng chạy hết ra đường cái, xem sứ đoàn Tây Lương đến.

Sứ đoàn Tây Lương sau khi tiến vào cảnh nội Tây Bắc, vì đảm bảo an toàn, Định quốc Đại tướng quân Dư Bất Khuất liền phái ra năm trăm tinh binh hộ tống, trên đường đi, đi qua nơi nào, quan phủ địa phương nơi ấy phải tận tâm tiếp đãi.

Lòng Dư Bất Khuất hiểu, quân Tây Bắc nhìn như ở thế trên, không yếu hơn người Tây Lương, nhưng sức chiến đấu thì kém xa. Người Tây Lương công phá Nhạn Môn, liền giành chiến thắng, quân Tây Bắc khí thế đã bị đả kích rất lớn, muốn trong khoảng thời gian ngắn khôi phục ý chí chiến đấu của quân Tây Bắc đó là việc cực kỳ khó khăn. Hiện giờ, quân Tây Bắc nhiều nhất chỉ có thể phòng ngự, không còn khả năng phản công.

Lúc này Người Tây Lương đề xuất nghị hòa, tự nhiên chính là ý nguyện của Dư Bất Khuất. Chỉ cần đôi bên nghị hòa, trong thời gian đó, Dư Bất Khuất tự tin có thể một lần nữa đem quân Tây Bắc luyện thành một cỗ sắt thép mạnh mẽ.

Sứ đoàn Tây Lương lần này tiến đến, tuy chỉ hai trăm người mà thôi, nhưng mỗi một người đều là Tây Lương quốc chân chính dũng sĩ.

Đường cái chiêng trống rộn ràng, quân mở đường do năm trăm Cận Vệ quân ra khỏi thành thay phiên nhau hộ tống. Cận Vệ quân hộ ở bốn phía, giáp trụ tươi đẹp, đao thương phát lạnh, mà sứ đoàn Tây Lương cao thấp đều cưỡi tuấn mã Tây Lương rất mạnh mẽ, đầu đội da mũ mềm. Lúc đó là tháng tư, thời tiết ấm dần, người Tây Lương trên thân vẫn là chiến giáp bằng da, eo cột dây da sói, chân đạp ủng da, bên hông còn treo loan đao đặc trưng của người Tây Lương, tuấn mã dũng sĩ, rất là oai hùng.

Hai bên đường phố đầu người san sát, Tây Lương kỵ sĩ cũng không nhìn chung quanh, một đám mặt không chút thay đổi, có vẻ được huấn luyện rất tốt.

Đội ngũ giống như con rắn dài, uốn lượn đi vào kinh thành, nhắm thẳng tới Đồng Nhân quán vừa làm xong mà đi.

Đồng Nhân quán sớm đã được cảnh vệ nghiêm ngặt, từ trong cung điều ra những tinh binh hộ vệ của Cận Vệ quân. Chính sứ sứ đoàn Tây Lương là Tây Lương quốc Đại vương tử, thân phận không tầm thường, thời gian ở trên đất kinh thành, tất nhiên phải đảm bảo sự an toàn của y một cách tuyệt đối.

Tây Lương quốc cố nhiên là chủ động cầu hòa, nhưng lần này đàm phán hoà bình, đối với Đại Tần mà nói cũng là cầu còn không được. Hiện giờ nội bộ Đại Tần gian nan khổ cực, loạn dân nổi lên bốn phía. Đặc biệt Giang Hoài đạo chiến sự nóng bỏng. Hà Bắc đạo Thanh Thiên Vương âm hồn không tiêu tan. Ngân khố quốc gia ứng đối nội loạn đã gần như cạn kiệt. Một khi có thể cùng Tây Lương quốc đàm phán hòa bình thành công, như vậy áp lực họa ngoại xâm tạm thời sẽ giảm bớt rất nhiều, có thể dốc hết tinh lực ứng đối nội chiến.

Triều đình tất nhiên càng hiểu tính quan trọng của lần đàm phán hòa bình này. Tây Lương quốc Đại vương tử thân phận tôn quý, hiển nhiên phải toàn lực bảo hộ sự an toàn của y. Một khi Tây Lương Đại vương tử ở kinh thành có chút sơ sẩy, nguyện ý hòa bình của hai nước chỉ trong nháy mắt sẽ bị phá hỏng, không thể tiếp tục đàm phán.

Sứ đoàn Tây Lương nghỉ ngơi ở Đồng Nhân quán, trong ngoài bảo vệ cực kỳ nghiêm mật.

Nếu không phải bởi vì quốc nội chiến sự căng thẳng, triều đình Đại Tần tất sẽ kéo dài một thời gian nữa, khiến sứ đoàn Tây Lương chờ thêm một hồi, đè áp nhuệ khí của bọn họ.

Nhưng tình thế trước mặt, đối với Đại Tần mà nói, có thể sớm đạt thành đàm phán ngày nào, Tây Bắc yên ổn ngày đó.

Đối với Lễ Bộ, trước khi sứ đoàn Tây Lương còn chưa vào kinh, đã dựa theo ý tứ của Môn Hạ Tỉnh, bắt đầu trù bị chuyện hòa đàm.

Nói một câu hoà đàm nghe thật đơn giản, nhưng kỳ thực vô cùng phức tạp, những chuyện liên quan dính dáng đến có thể cực kỳ nhỏ nhặt, binh mã tiền lương, thổ địa nhân viên và một loạt vấn đề khác cần tiến hành bàn bạc. Hơn nữa trước khi vào đàm phía trước, việc đầu tiên phải làm nhất định là phải xác lập cho mình vị thế thỏa đáng.

Lễ bộ tuy rằng đến lúc đó phải chịu trách nhiệm đàm phán nhưng ở sau lưng bày mưu tính kế, đương nhiên là Môn Hạ Tỉnh.

Theo lý thuyết quân Tây Lương liên tiếp thắng lợi chính là một ưu thế để làm cơ sở đàm phán hòa bình. Vì tình thế đó, nên Đại Tần cũng phải cúi mình hơn một chút, bắt buộc phải phân tích rõ cho các trọng thần hiểu. Người Tây Lương thắng mà không tiến, khi quân tiên phong đang ào lên như vũ bão đột nhiên dừng quân đề xuất đàm phán hoà bình, điều này có thể nói là trái ngược với lẽ thường. Các trọng thần đều là những hạng người tâm tư cẩn thận, đã có người đoán bên trong Tây Lương quốc chắc chắn đã xuất hiện vấn đề lớn.

Có người nói để hòa đàm thuận lợi, nên nhún nhường hết khả năng, sớm đạt thành đàm phán hoà bình. Nhưng vẫn có một nhóm người cho rằng, đường đường là đế quốc Đại Tần, thiên triều thượng bang, hơn nữa là người Tây Lương chủ động cầu hòa, có thể nào ủy khuất nghị hòa. Hai luồng ý kiến trái ngược nhau, nên Môn Hạ Thư tỉnh lần đàm phán này tranh luận không ngớt.

Tuy nhiên nguyên tắc hoà đàm cơ bản cũng đã sớm xác định. Đầu tiên, đó là một trăm ngàn Thiết kỵ quân Tây Lương đang trú đóng ở Tây Bắc Tây Quan đạo nhất định phải lui về quan ngoại. Đây là điểm quan trọng nhất của hoà đàm. Cũng là điều kiện tiên quyết. Nếu Người Tây Lương làm không được điểm này, hoà đàm cũng không cần phải tiếp tục.

Quân Tây Bắc tuy rằng kế tiếp bại lui, nhưng hiện giờ Dư Bất Khuất tạm thời ổn định tình thế Tây Bắc. Triều đình cũng nhanh chóng từ quan nội hướng quan ngoại chuyển vận rất nhiều vật tư. Đô Sát viện tả Đô ngự sử Điện tiền Đại học sĩ Từ Tòng Dương hiện giờ đã trú lại Tây Sơn đạo. Vật tư vật chuyển lên Tây Quan đạo sẽ phải đi qua Tây Sơn đạo, Từ Tòng Dương trấn thủ Tây Sơn đạo, tự mình cam đoan vận chuyển thắng lợi. Đế quốc Đại Tần tuy rằng thân đang lâm vào hoàn cảnh gian nan khổ cực, nhưng dù sao đất rộng của nhiều, trường kỳ cầm cự, người Tây Lương chưa chắc có thể kiên trì được.

Tây Lương tuy rằng chiếm cứ Tây Quan đạo, khống chế Nhạn Môn quan, nhưng hiện giờ lương thực thiếu. Hơn nữa từ Tây Lương bổn quốc vận chuyển vật tư, còn phải đi qua đại sa mạc Kim Cổ Lan rộng. Điều kiện vận chuyển vật tư hết sức khó khăn, song phương luôn trạng thái giằng co, đều có lợi và hại, Người Tây Lương nếu chủ động đề xuất nghị hòa, như vậy Đại Tần với thế là chủ nhà tất nhiên không có khả năng nhượng bộ.

Đương kim Thánh Thượng dùng võ lập quốc, tự xưng là “thịnh thế chi quân”, nếu khi thổ địa ngài cai trị bị người Tây Lương chiếm đoạt, không thể nghi ngờ là giáng cho Hoàng đế Bệ hạ một cái tát mạnh. Hoàng đế Bệ hạ đương nhiên không muốn đời sau nhắc tới thời kỳ Đại Tần khai quốc, sẽ nhắc đến vết nhơ bị người Tây Lương chiếm cứ Tây Quan.

Bởi vậy dù sao mặc lòng, triều đình đàm phán lần này lập trường cũng thật sự rõ ràng. Tây Lương Thiết kỵ rời khỏi quan ngoại, những thứ khác đều có thể thương lượng.

BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận