Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 1312: Thiên Các

Đông Nam Đế quốc đại loạn, Hà Bắc đại loạn, đại loạn sắp lan đến cả cảnh nội Phúc Hải Đạo, Xuyên Trung cũng đại loạn, mặc dù thế lực của nghĩa quân ở đây kém xa Thiên Môn Đạo và Thanh Thiên Vương, rời rạc tự phát, nhưng vẫn đủ để khiến cho quan binh Xuyên Trung sứt đầu mẻ trán sống không yên.

Phía Tây Bắc lại tựa như rất yên tĩnh, nhưng ai cũng biết từ xưa tới nay Tây Bắc là nơi hãn dũng đấu ngoan, chỉ cần thế cục thiên hạ rung chuyển, Tây Bắc cũng không thể sống yên ổn.

Rất nhiều người biết ba đạo lớn của Tây Bắc hiện nay đều đang ngựa nghỉ binh nghỉ, không nhìn ra được là muốn đánh, có vẻ yên ổn, nhưng thực tế lại là nơi ẩn chứa nhiều thuốc súng nhất thiên hạ. Triều đình không có khả năng quản thúc Tây Bắc, các kiêu hùng ở đây cũng không thể sống yên ổn.

Ở Kinh thành, phe Thái tử và Tề Vương tranh chấp huyết tinh tàn khốc, tranh đấu nội bộ rung chuyển không kém Thiên Môn Đạo và Thanh Thiên Vương chút nào.

Nếu muốn nói, trong thiên hạ vẫn còn nơi yên tĩnh, có lẽ là ở Hà Tây.

Hà Tây Đạo và Hà Bắc Đạo lấy sông Thương Lan làm biên giới, Hà Tây Đạo ở phía tây sông, nhưng lại ở phía bắc của Đế quốc, Lâm Cốc Quan là yết hấu phía nam, thuộc vệ phía nam Hà Tây Đạo.

Phần lớn ai cũng biết thiên hạ bốn đại hùng quan, Nhạn Môn Quan đứng đầu, Tây Cốc Quan Tây Bắc đứng thứ hai, mà Lâm Cốc Quan đứng thứ ba.

Phía bắc Lâm Cốc Quan chính là Hà Tây Đạo, phủ thành Hà Tây Đạo dựa vào phía bắc, trong cảnh nội Bảo Châu, tên phủ Vũ Bình.

Đế quốc rung chuyển, mà Hoàng đế lúc này đang ở phủ Vũ Bình êm ả.

Thiên hạ đều biết Hoàng đế bắc tuần, rất nhiều người cũng biết, Hoàng đế bắc tuần có liên quan rất lớn tới Thiên Cung ở Hà Tây Đạo. Tổng đốc Phùng Nguyên Phá xây hành cung cho Bệ hạ, chính tọa Thiên Đạo Điện đã sớm xây xong, cả tòa cung điện đều xây từ đá thiên cương, tính cả Thiên Đạo Điện tổng cộng có ba mươi sáu tòa cung điện.

Thiên Cung chiếm diện tích rất lớn, chỉ một Thiên Đại Điện đã nguy nga khí phách, mặc dù điện phụ vẫn đang thi công nhưng về cơ bản đã xong dãy cung điện, cũng đủ để cho người ta chiêm ngưỡng.

Quần thể cung điện được xây cách phía nam phủ Vũ Bình không đến ba mươi dặm, cách phủ Vũ Bình không đến hai mươi dặm về phía tây nam là núi Bắc Ly lớn nhất Hà Tây, Phong Thiên Du bạt núi dựng thẳng từ dưới đất lên, xuyên thấu thiên mạc, sừng sững như một cây kiếm chống trời.

Nơi cao nhất của Thiên Du Phong tên Thiên Các, diễm lệ tuyệt luân.

Hoàng đế trên Thiên Các, quan sát khắp Thiên Cung trên đỉnh Thiên Du Phong, cả cảnh Tiên Cung thu hết vào mắt. Trong tuyết trắng bao phủ, núi Bắc Ly lộng lẫy như khoác trên mình một bộ váy trắng tinh, khí thế lại càng thêm bức nhân, trên sơn đạo, một đội ngũ thật dài uốn lượn đang lên núi, mặc dù đường lên Thiên Du Phong đã được tu sửa qua nhưng quả thực leo lên không hề dễ dàng, ngoại trừ kiệu của Hoàng đế và Hoàng hậu, quan viên đi theo và hộ vệ đều đi bộ.

Hiên Viên Thiệu là thống lĩnh hộ vệ, quân cận vệ thủ hạ đi theo bảo hộ Hoàng đế cũng đều là binh sĩ dũng mãnh đã được tuyển chọn, leo cao hơn nữa cũng chưa mệt, nhưng đám quan viên đi theo đều đang mệt ngất ngư, có rất nhiều người, còn chưa đến sườn núi đã mệt thở không ra hơi, nếu không phải vì Hoàng mệnh, không ai nguyện ý chịu tội thế này.

Đường núi cũng không rộng, nên chỉ có thể để cho hai người khiêng kiệu lên núi, kiệu đằng trước của Hoàng đế do Tổng đốc Hà Tây đạo Phùng Nguyên Phá tự khiêng, đằng sau là dũng sĩ đã được chọn lựa.

Vào đông lạnh lẽo, tuyết trắng mênh mang, nhưng Phùng Nguyên Phá không mặc áo quan, chỉ một bộ áo đen đơn bạc, mồ hôi chảy ròng ròng trên trán giữa mùa đông giá rét.

Trên đường đi lên đoàn người cũng có nghỉ ngơi mấy lần, nếu không nhất định chư quan không chịu nổi.

Đi bộ leo núi vốn đã khó khăn, huống chi còn khiêng thêm một cỗ kiệu lên núi, trong số các quan viên đi theo đã có người cảm thấy Phùng Nguyên Phá này quả là trung thần số một.

Nhìn y mồ hôi đầm đìa, Hoàng đế cười:

- Tinh Trung Hầu, đổi người đi.

- Thánh thượng, tuyệt đối không được.

Phùng Nguyên Phá cười:

- Trước kia thần ở bắc cương vẫn luôn nhớ về Bệ hạ mà không thể hầu hạ bên người, luôn luôn tiếc nuối, hôm nay có cơ hội như vậy thần tuyệt đối sẽ không để nhờ người khác. Long ân của Thánh thượng mênh mông cuồn cuộn với cả nhà thần, chúng thần vốn là đời đời đồ tể bán thịt heo, nếu không nhờ Hoàng thượng, sao có được vinh quang hôm nay? Cho dù phải bò, thần cũng phải bò đưa Hoàng thượng lên.

Phàm là người xuất thân bần hàn, một khi đắc chí, có được thân phận địa vị, rất nhiều người sẽ chối bỏ quá khứ, đặc biệt là xuất thân của mình sẽ tuyệt đối không nhắc tới.

Nhưng Phùng Nguyên Phá lại không như vậy, chưa bao giờ y kiêng kỵ xuất thân của mình, thường xuyên tự giễu mình vốn là một tên đồ tể, lại có được long ân của Hoàng đế, trở thành Đại tướng biên cương của Đế quốc, vì thế, không ít người cảm thấy Phùng Nguyên Phá này thực chất phác thẳng thắn.

Hoàng đế vuốt râu mỉm cười. Khi tới đỉnh núi đã quá trưa, mặc dù Thiên Các không lớn nhưng cũng thừa sức chứa được năm sáu chục người.

Thiên Các gồm có ba tầng, diễm lệ vô cùng, trên đỉnh Thiên Du Phong rực rỡ như khảm một viên minh châu khổng lồ.

Từ khi Hoàng đế đến Hà Tây Đạo, Phùng Nguyên Phá vẫn luôn cẩn thận hầu hạ, hết sức chăm chút, hôm nay lên núi ngắm cảnh, y cũng đã sớm sắp xếp đầu bếp ở Thiên Các. Trước khi Hoàng đế đến Thiên Các, đầu bếp nổi danh ở Hà Tây Đạo đã bắt đầu chuẩn bị trân tu mỹ thực. Ở tầng một của Thiên Các xếp sáu bảy bàn rượu, bên trong đốt lửa rừng rực ấm áp như mùa xuân, so với sự lạnh lẽo bên ngoài giống như hai thế giới.

- Thánh thượng, đây là Thiên Các chuyên để Thánh thượng ngắm cảnh Tiên Cung.

Phùng Nguyên Phá đã thay quan bào cung kính thưa:

- Trên lầu ba đã chuẩn bị đồ ăn cho Thánh thượng, ngài có thể lên đó dùng bữa, cùng Hoàng hậu nương nương ngắm cảnh!

Y nhìn sang Hoàng hậu:

- Nương nương, lên cao thế này, không biết nương nương có khỏe không?

Hôm nay Hoàng hậu mặc một thân váy gấm màu vàng sáng, bên ngoài khoác một tấm áo màu tím, tóc búi cao, mặc dù đã hơn bốn mươi tuổi nhưng vẫn nõn nà trắng trẻo, khuôn mặt mỹ lệ cũng không vì thời gian mà hằn vết già yếu, ngược lại còn mặn mà thành thục, tản ra phong phạm mẫu nghi thiên hạ khó tìm, dung nhan xinh đẹp lại thêm vài phần thành thục đoan trang khiến cho bà ta tràn đầy mị lực.

- Cũng không khỏe lắm, Tinh Trung Hầu lo lắng rồi.

Hoàng hậu cười đáp, không biết có phải vì lạnh không, sắc mặt bà ta hơi tái.

Quan viên đi theo ngoại trừ quan viên mang từ Kinh thành tới còn có một phần là quan viên của Hà Tây Đạo, nhân số khá đông, đương nhiên không có chuyện tất cả đều lên lầu ngắm cảnh.

Hoàng đế ăn qua một chút rồi cho gọi Thượng Thư Lại bộ Lâm Nguyên Phương hộ tống mình lên lầu ngắm cảnh. Từ khi vào Hà Tây, Hiên Viên Thiệu ngày đêm lo cho an nguy của Hoàng đế, ban ngày có thể nói một ly không rời, ngay cả buổi tối cũng tọa trấn bên ngoài phòng ngủ của Hoàng đế một tấc không đi, đương nhiên lúc này cũng phải theo lên lầu, lại còn là người đầu tiên xông lên – ai nấy đều biết y lên trước kiểm tra sự an toàn.

Thực ra rất nhiều quan viên hiểu rõ, Hoàng đế bắc tuần, an toàn là điều vô cùng quan trọng.

Lần này Hoàng đế bắc tuần, công việc hộ vệ giao cho Hiên Viên Thiệu, sáu ngàn quân nhân cận vệ Hoàng gia, ngoài một nhóm ở lại Kinh thành, cơ hồ là dốc toàn lực đi theo.

Từ khi lập quốc, nước Tần vẫn luôn khống chế quân đội nghiêm khắc, ngoại trừ quân nhân Vệ sở của mỗi Đạo, ngoài ra cũng chỉ còn ba đại quân biên cương cùng với mười hai đồn vệ quân đóng ở Kinh sư.

Mặc dù được gọi là ba đại quân biên cương nhưng chính xác ra, hai đội mạnh nhất vẫn là quân nhân Tây Bắc của Phong Hàn Tiếu và quân nhân Liêu Đông của Xích Luyện Điện. Cha con Phùng Nguyên Phá trấn thủ cực bắc của Đế quốc, đối mặt với man nhân phương bắc, nhưng biên chế quân đội vẫn luôn không được tính theo biên chế của biên quân.

So với uy hiếp của Tây Lương và Triều Tiên, đám man nhân mặc dù hung hãn hiếu chiến nhưng vì nội đấu quá ác, ngay từ đầu đã có rất nhiều đại thần triều đình không đồng ý thiết lập biên quân ở phương bắc.

Cấp dưỡng cho biên quân đều do triều đình gánh chịu, hơn nữa, nuôi một đội biên quân thực sự tốn quá nhiều, khi lập quốc, cha con Phùng Nguyên Phá cũng đã dâng tấu với triều đình hy vọng có thể được thiết lập một đội biên quân ở phương bắc, nhưng vừa dâng lên đã gặp vô số phản đối. Khi mới lập quốc, bách phế đã hưng, quốc lực suy yếu, quân nhân Tây Bắc và Liêu Đông cũng do triều đình gánh vác, nếu thiết lập cả biên quân ở phương bắc, chỉ sợ triều đình gánh quá nặng.

Cũng vì như vậy nên trên thực tế phương bắc không hề có biên quân, cho dù uy hiếp của man nhân còn lâu mới bằng Tây Lương và Triều Tiên, nhưng chung quy vẫn là mối họa của phương bắc, cho nên triều đình cũng không dám bỏ qua phòng ngự của phương bắc. Trong ba châu của Hà Tây Đạo, quân nhân của Châu quân và vệ sở không hề ít hơn các đạo khác của Đế quốc, hơn nữa, Hoàng đế còn hạ một đặc chỉ, nếu man di xâm phạm, Tổng đốc Hà Tây Đạo có quyền điều động tất cả binh mã trong cảnh nội Hà Tây Đạo, kể cả Cấm vệ quân của Tổng đốc, tất cả quân nhân của Châu quân và Vệ Sở, không cần xin chỉ thị của Bộ binh để tránh chậm trễ chiến cơ. Cho nên, khi man di xâm phạm, Tổng đốc Hà Tây Đạo có thể điều động cả ba bốn vạn binh mã cảnh nội Hà Tây Đạo bất kỳ lúc nào, đây cũng là nơi duy nhất trong số mười sáu đạo của Đế quốc mà Tổng đốc có thể điều động tất cả binh mã.

Đương nhiên, điều kiện để được điều động binh mã chỉ có thể là khi man di xâm phạm, ngoài ra, Tổng đốc Hà Tây Đạo cũng như các Tổng đốc khác, không thể điều động binh mã Hà Tây.

Mặc dù quyền lực ít hơn thống soái quân nhân Tây Bắc và quân nhân Liêu Đông không ít, nhưng người trong thiên hạ vẫn coi binh mã Hà Tây Đạo là biên quân cảnh vệ bắc cương.

Ngoài ba đạo biên quân, quân đoàn mạnh nhất Đế quốc chính là mười hai đồn vệ bảo vệ xung quanh Kinh sư, ngoại trừ một Vũ Kinh vệ chuyên phòng ngự trong Kinh sư, mười một đồn vệ khác đóng ở hai mặt đông tây Kinh sư.

Mười hai đồn vệ quân hô ứng bảo vệ Kinh sư vững như Thái Sơn.

Nhưng lúc này không giống với trước kia, nội loạn nổi lên khắp nơi, trong mười hai đồn vệ quân phụ trách bảo vệ Kinh sư, Hàn Tam Thông suất lĩnh bốn vệ quân bình loạn Hà Bắc. Mặc dù binh bình loạn Đông Nam của Lôi Cô Nhất chủ yếu là quân của Đông Nam và quân nhân vệ sở của một vài đạo khác điều điến, nhưng vì chiến sự Đông Nam khó khăn, cũng phải điều động được quân nhân ba đồn vệ tới Đông Nam tham chiến, cho nên ở bên ngoài Kinh sư cho đến nay chỉ còn năm đội đồn vệ quân kể cả Võ Kinh vệ, chia hai mặt đông tây mỗi nơi hai đội, tổng binh lực cũng chỉ bốn năm vạn người.

Cho dù vậy, Hoàng đế bắc tuần là đại sự, vẫn phải điều động quân chủ lực cận vệ Hoàng gia tinh nhuệ nhất Kinh thành ra, đảm bảo cho sự an toàn của Hoàng đế không có sơ hở nào.

BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận