Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 1357: Lương Tử Hà

Khuôn mặt kiều diễm xinh đẹp của Tuyết Hoa Nương Nương ướt át, cặp môi đỏ mọng khẽ nhúc nhích nhưng đột nhiên quay người đi không nhìn Phùng Nguyên Phá.

Phùng Nguyên Phá ngồi ở bên cạnh giường nhẹ nhàng nắm chặt tay Tuyết Hoa nương nương Eliza, nói khẽ:

- Làm sao vậy? Chẳng lẽ nàng không nhớ ta?

- Đại nhân, Eliza có oán giận đối với ngài.

Tuyết Hoa nương nương dịu dàng nói:

- Tù trưởng khi đó đưa ta đến Hà Tây rõ ràng là dâng ta cho ngài, ta nghe nói ngài là đại anh hùng cũng cam tâm tình nguyện hầu hạ bên cạnh ngài nhưng ngài...ngài lại không cần ta, tặng ta cho tên hoàng đế già đó...ngài có biết khi rời xa Hà Tây lòng Eliza tan nát rồi!

Phùng Nguyên Phá vịn bờ vai Tuyết Hoa nương nương tách ra nhìn khuôn mặt ướt át kiều diễm xinh đẹp đó, đây là một khuôn mặt tràn đầy hương vị nước ngoài. Đôi mắt xinh đẹp hút hồn bất cứ người đàn ông nào nhìn thấy khuôn mặt xinh đẹp này cũng sẽ tim đập thình thịch, lúc này dưới đôi mắt đó lại còn rơi nước mắt. Đôi mắt mỹ nhân nước ngoài đẫm lệ càng làm thần hồn con người điên đảo, một ngón tay Phùng Nguyên Phá vuốt cái cằm thon nhọn của Tuyết Hoa nương nương cười nói:

- Xa cách từ trước chỉ là vì trùng phùng của ngày hôm nay. Ta đồng ý với nàng sẽ để nàng trở về, nhất định sẽ làm được.

Cơ thể Tuyết Hoa nương nương dán sát vào trán tựa vào bờ vai Phùng Nguyên Phá nghẹn ngào nói:

- Người Trung Nguyên rất coi trọng sự trinh tiết của phụ nữ, ta đã không phải là người phụ nữ tốt, không thể hầu hạ đại nhân nữa...!

- Tấm lòng và con người nàng đều đẹp, ta không quan tâm nàng còn có trinh tiết hay không.

Phùng Nguyên Phá khẽ vuốt mặt của Tuyết Hoa nương nương.

- Huống chi trinh tiết của nàng là mất vì ta, ta chỉ có thể càng thêm thương yêu nàng.

- Ngài có biết mỗi lần ta nhìn thấy tên hoàng đế già đó, ta liền muốn nôn.

Tuyết Hoa nương nương nói khẽ:

- Nhưng vừa nghĩ đến ngài, nghĩ đến có thể hết mình vì ngài, là ta có thể tiếp tục nhẫn nại.

Phùng Nguyên Phái cười nói:

- Nàng chịu khổ ở chuồng ngựa nhưng bắt đầu từ ngày hôm nay nàng hoàn toàn thuộc về ta, không cần để ý tới con chó già đó nữa.

- Thật sự có thể sao?

Tuyết Hoa nương nương vui mừng nói.

Phùng Nguyên Phá khẽ gật đầu.

Hai tay Tuyết Hoa nương nương ôm lấy cổ Phùng Nguyên Phá.

- Vậy sau này ta chỉ hầu hạ ngài, làm người đàn bà của ngài, ngài nói có được không?

- Đương nhiên là như vậy rồi.

Lông mi Tuyết Hoa nương nương chớp động, cặp môi đỏ mọng sáp gần đến càng muốn hôn Phùng Nguyên Phá, Phùng Nguyên Phá lại lắc đầu:

- Eliza không nên vội. Tuy nàng đã về đến Hà Tây nhưng chúng ta còn có kẻ thù, chúng ta cần tiêu diệt hết kẻ thù mới có thể vui vẻ bên nhau.

- Kẻ thù?

Tuyết Hoa nương nương chớp mắt.

- Còn có ai?

- Nàng biết người gọi là thái giám Thủy Liên ở bên cạnh con chó già đó không?

Khóe miệng Phùng Nguyên Phá mang vẻ tươi cười:

- Ta cần nàng nghĩ sách lược thủ đoạn làm tên hoạn quan đó hoàn toàn biến mất bên cạnh con chó già đó...!

- Ta đều nghe theo ngài, ngài muốn ta làm gì ta sẽ làm.

Tuyết Hoa nương nương ôm Phùng Nguyên Phá.

- Chỉ cần có thể ở bên cạnh vị đại anh hùng là ngài, ngài nói gì cũng đồng ý làm.

...

...

Gió lạnh thấu xương, trăm dặm băng phong.

Ngăn cách Bắc Sơn và biên giới Tây Quan chỉ là một dòng sông, dòng sông này được gọi là sông Lương Tử, cũng không rộng, mùa đông ở Tây Bắc khí hậu lạnh vô cùng, sông Lương Tử đã đóng một lớp băng rất dày.

Toàn bộ Tây Bắc sông Lương Tử trở thành tiêu điểm chính của mọi người.

Phía nam sông Lương Tử là huyện Thanh Châu Đan Dương của Bắc Sơn, phía bắc sông Lương Tử là huyện Giáp Châu Thanh Đường. Bất luận là huyện Đan Dương hay là huyện Thanh Đường, cách sông Lương Tử đều không quá hai mươi ba mươi dặm, khoảng cách giữa hai huyện cũng không đến trăm dặm.

Gần hai bờ sông hai bên đầu đã xây dựng đài quan sát cao chót vót, ngày đêm đều có người canh giữ ở đài, quan sát, chú ý động tĩnh của đối phương.

Mọi người đều biết ở Bắc Sơn, Tiếu Hoán Chương tập trung lại quân sĩ, thời gian gần đây dường như mỗi ngày đều có quân đội ra vào thành Đan Dương. Ngoài binh mã điều động đến, còn có lượng lớn lương thảo, Tây Quan thiếu lương thực nhưng Bắc Sơn rõ ràng không thiếu.

Tây Quan không chỉ thiếu lương thực mà còn thiếu ngựa, số lượng chiến mã của Bắc Sơn đương nhiên là trên Tây Quan, phía nam sông Lương Tử mỗi ngày đều có kỵ binh chạy qua chạy lại như bay. Bọn họ cũng không quá cảnh nhưng sông rộng không quá hơn mười mét hai bên đầu có thể nhìn rõ động tác đối phương, mắt tốt thậm chí còn có thể nhìn thấy khuôn mặt của đối phương.

Thời tiết giá rét, trời đất khắc nghiệt, cho dù là quân Tây Quan hay quân Bắc Sơn cũng biết một trận chiến không thể tránh được, chỉ là ai cũng không biết trận chiến này sẽ bắt đầu từ đâu.

Đại tướng Hiên Viên Thắng Tài quân nam lộ của Tây Quan vừa ngồi lên lưng ngựa nhìn đội kỵ binh chạy qua chạy lại như bay, khẽ cau mày.

Y không sợ giao chiến nơi sa trường nhưng lại sợ chờ đợi. Là đệ tử đệ nhất Võ Huân Thế Gia, y đương nhiên hi vọng có thể lập nghiệp trên sa trường, không phụ danh tiếng Võ Huân Thế Gia dẫn đầu binh sĩ xung phong liều chết, vui sướng biết sao. Hơn nữa, Sở Hoan đã điều động hơn vạn binh mã giao đến tay y. Tuy chỉ là hơn một vạn người nhưng y lại chưa bao giờ thống lĩnh quân đội khổng lồ như vậy.

Chỉ vì Sở Hoan giao cho y một đội quân như vậ mới nhận thức rõ, bản thân không thể chỉ là một mãnh tướng giết giặc trên chiến trường mà là phải ứng phó đại soái một phương.

Thời gian đi theo Sở Hoan không lâu, đến nay y đã trưởng thành lên nhiều. Y rất rõ y nắm trong tay trên vạn binh mã đồng thời cũng gánh vác sự sống còn của trên vạn binh mã này.

Là thống lĩnh một quân, dũng mãnh không có tác dụng bằng tỉnh táo, y phải bảo đảm đầu óc đủ tỉnh táo cùng Sở Hoan đối phó Tây Quan và sự khó khăn trong tương lai.

Hiên Viên Thắng Tài trong lòng mới cảm kích sự tín nhiệm mình của Sở Hoan. Từ lúc đi sứ Tây Lương đến nhậm chức Tây Bắc, Hiên Viên Thắng Tài trước đây luôn rất hận không có đất dụng võ, dần dần đi ra khỏi chuồng ngựa theo Sở Hoan cùng rèn luyện, mà từ đầu đến cuối biểu hiệu của Sở Hoan đối với y đủ tín nhiệm và coi trọng.

Chiến lược của Tây Quan, Hiên Viên Thắng Tài đương nhiên là biết rõ. Quân Tây Lộ sẽ dốc hết sức ngăn cản quân Tây Quan tiến công để quân Nam Lộ tranh thủ thời gian. Sự sống còn của Tây Quan thật sự mà nói không phải ở Tây Lộ mà quyết định bởi Nam Lộ. Một khi quân Nam Lộ của Thanh Đường có thể giải quyết quân Bắc Sơn trong thời gian sớm nhất, sau đó tập trung binh lực cùng quân Thiên Sơn tiến hành quyết chiến, Tây Quan còn một tia hi vọng sống nhưng một khi chiến sự bên này rời vào cục diện bế tắc, quân Nam Lộ không còn cách nào chống đỡ quân Thiên Sơn, hậu quả sẽ khó lường.

Trong lòng Hiên Viên Thắng Tài bây giờ không phải nghĩ có thể đánh thắng trận chiến này hay không, trong chiến lược trận này đọ sức cùng quân Bắc Sơn chỉ có thể thắng không thể thua, bây giờ điều y muốn là làm thế nào đánh quân Tây Sơn trong thời gian sớm nhất.

Thủ hạ của Hiên Viên Thắng Tài ngược lại là thuộc cấp đưa ra ý kiến.

Nhân lúc quân Bắc Sơn chưa có chỗ ở ổn định, dẫn quân phát động đột kích bất ngờ đối với quân Bắc Sơn, giết quân Bắc Sơn trở tay không kịp. Cho dù số người quân Bắc Sơn đông nhưng thật sự tinh nhuệ lại không nhiều.

Đối với binh sĩ chưa trải qua huấn luyện nghiêm khắc, nếu là trong hoàn cảnh thuận lợi, hoặc có thể tuân lệnh hành sự nhưng một khi gặp phải nghịch cảnh, bại quân rất dễ dàng trở thành hội quân.

Quân Bắc Sơn đã tập trung ở Đan Dương, chỉ cần tập trung binh lực phát động một lần, tập kích bất ngờ toàn lực đánh, chỉ cần đoạt được thành Đan Dương quân Bắc Sơn tất nhiên toàn tuyến tan tác.

Hiên Viên Thắng Tài thậm chí từng nghĩ nắm được Đan Dương đại khái có thể thừa cơ nam tiến, trước khi quân Bắc Sơn còn chưa tập kết lại, trực tiếp đánh hạ thành Tín Châu Du Xương, bắt giữ Tiếu Hoán Chương, từ đó đại sự có thể định.

Hiên Viên Thắng Tài khi đó cảm thấy đây là lý luận suông. Dù sao y cũng xuất thân Võ huân thế gia, tuy còn chưa thật sự trải qua đại chiến tàn khốc nhưng có chút đạo lý lại rất rõ, quân sự là kéo dài chính trị, chính trị chưa làm rõ, đã bắt đầu sử dụng vũ lực, hậu quả chỉ có thể là lành ít dữ nhiều.

Tiếu Hoán Chương tuy điều quân biên giới nhưng lại chưa từng có một binh một tốt thực sự đến sông Lương Tử, hơn nữa quan chức Bắc Sơn cũng chưa có bất cứ người nào nói dùng binh với Tây Quan, tuy tình thế người mù cũng có thể nhìn ra vấn đề nhưng trước khi chưa chính thức khai chiến, rất nhiều chuyện chỉ có thể làm người câm.

Binh mã giao chiến, đầu tiên ở một cái khí, cái gọi là khí chính là sĩ khí, nói hay hơn là chính nghĩa chi sư, đánh đâu thắng đó. Không phải nói chính nghĩa chi sư có bao nhiêu lợi hại, chỉ đơn giản là cái gọi là chính nghĩa chi sư cho dù tướng sĩ còn là dân chúng bình thường đều sẽ cảm thấy giết chóc có lý, chiếm giữ ưu thế đạo lý.

Nước Tần tuy hỗn loạn không chịu nổi toàn bộ đế quốc giống như miệng ngọn núi lửa, núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào nhưng chí ít trên danh nghĩa, tam đạo Tây Bắc còn là lãnh thổ nước Tần, quan viên tam đạo Tây Bắc còn là quan viên Đại Tần. Tây Quan dưới tình hình chưa có bất cứ danh nghĩa gì, xuất binh đánh Đan Dương, trong mắt là dân chúng đó cũng là Sở Hoan cực kỳ hiếu chiến, ngang nhiên khởi binh. Đến khi đó, Bắc Sơn và Tây Sơn ắt phải mở rộng tình thế.

Đến ngay cả những kẻ sĩ của Tây Bắc cũng thất vọng lớn đối với Sở Hoan, toàn bộ Tây Quan chắc chắn sẽ lâm vào thế bị động.

Sở Hoan hạ quân lệnh quân Tây Bắc, chỉ cần chưa bước qua sông Lương Tử tiến vào trong biên giới Tây Quan, là không thể hành động thiếu suy nghĩ. Hiên Viên Thắng Tài đương nhiên là hiểu rõ khổ tâm của Sở Hoan.

Ai cũng biết hai quân giao chiến, nếu ai chiếm giữ trước đương nhiên là chiếm giữ cục diện có lợi, nhưng cái này đối với Tây Quan trước kia mà nói lại không phải là thích hợp.

Tây Quan dưới sự uy hiếp của hai đường Bắc Sơn và Tây Sơn vốn dĩ đã phải coi chừng khắp nơi. Nếu là dùng lực, lành ít dữ nhiều, cho nên tận lực án binh bất động, tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng. Một khi kẻ thù chưa có bất cứ một động tác nào mà dẫn đầu khai chiến, điều đó tất nhiên không bù đắp nổi. Đối diện với hoàn cảnh khó khăn này, Sở Hoan không chỉ dựa vào quân Tây Quan, mà còn dựa vào sự đồng lòng của trên dưới dân chúng. Mất lòng dân trận chiến này chắc chắn sẽ thua.

Hơn nữa, tập kích Đan Dương cũng chưa hẳn là mười phần nắm chắc chín phần, Hiên Viên Thắng Tài không quên Bắc Sơn cũng có rất nhiều chiến tướng. Thủ hạ hiếu chiến số một La Định Tây của Tiếu Hoán Chương sớm đã thanh danh tại ngoại, hữu dũng đa mưu. Theo y được biết, La Định Tây bây giờ đã đến thành Đan Tây. La Định Tây là mãnh tướng giàu kinh nghiệm, y đã ở Đan Dương đương nhiên cũng không thể không phòng bị quân Tây Quan sẽ cho người phát chế trước. Một khi phía Tây Quan thật sự dẫn đầu phát động tập kích, lại không thể một lần đánh hạ Đan Dương. Việc tiếp theo chắc chắn là vô cùng phiền phức, rất dễ có thể đưa chiến sự lâm vào bế tắc.

Hơn nữa, điểm quan trọng nhất là Hiên Viên Thắng Tài rất nghi ngờ sau khi nhìn thấy phản ứng của Tây Quan, có thật sự còn toàn lực xuất binh tấn công vào trong biên giới Tây Quan hay không.

Dù sao Tiếu Hoán Chương là người cẩn thận, ba đạo Tây Bắc đứng như kiềng ba chân, khó chịu nhất chỉ có thể là Chu Lăng Nhạc của Thiên Sơn. Nhưng một khi Tây Quan và Bắc Sơn khai chiến, Chu Lăng Nhạc sẽ là người thu lợi lớn nhất. Cho dù là Tây Quan hay là Bắc Sơn đều sẽ không phù hợp lợi ích chiến lược bản thân, cho nên Hiên Viên Thắng Tài rất nghi ngờ Bắc Sơn tập kết binh lực ở Đan Dương mà Tây Quan nhanh chóng đưa ra phản ứng điều quân đến Thanh Đường, nhìn thấy phản ứng của bên này, Tiếu Hoán Chương có còn cố chấp khơi mào chiến tranh giữa Bắc Sơn và Tây Quan hay không.

BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận