Vẫn An, Pháp Y Kiều Thê

Chương 465: Chuyện nhà

Thương Dĩ Nhu không đi làm nữa, mẹ Khúc là người vui nhất. Thấy bụng cô lớn bà rất lo lắng, cô lúc nào cũng phải ở trong tầm mắt của bà bà mới yên tâm.

Cả ngày ở nhà không có gì làm, Thương Dĩ Nhu tự chuẩn bị vài món đồ cho trẻ. Mẹ Khúc giúp mua nguyên liệu cô cần rồi làm cùng cô, nào là khăn, nào là gối, từng đường kim mũi chỉ đều tràn ngập tình thương.

Đừng thấy mẹ Khúc lớn tuổi nhưng đây cũng là lần đầu tiên bà làm đồ cho con nít. Bà muốn thuê cho hai đứa bé mấy cái yếm thật xinh nên đã đến chỗ bà nội Khúc học hỏi.

Bà Khúc làm công việc may vá cả đời, tay nghề đến giờ vẫn còn rất tốt. Chỉ với vài đường kim đã xong hình thức yếm ban đầu.

"Thêu hình này sẽ cất tường." Bà cụ một hai đòi tự mình thêu, còn định làm chăn cho hai đứa bé, "Con trai con gái mẹ đều có đủ, cháu trai cháu gái ai nấy cũng đều hiếu thuận. Đôi giày đầu tiên nào của con cháu nhà chúng ta đều do mẹ làm, đôi giày đầu tiên phải là giày hổ mắt to khỏe mạnh, nhìn vào rất oai phong."

Nhắc lại quá khứ, bà cụ liền thao thao bất tuyệt. Mẹ Khúc tươi cười lắng nghe, thỉnh thoảng nói vào vài câu. Hôm nay mẹ Khúc dẫn cả Thương Dĩ Nhu đến nên bà cụ rất vui.

Mẹ Khúc còn lấy ảnh siêu âm màu cho bà nội Khúc xem: "Mẹ xem này, khoa học kỹ thuật thời nay đúng là phát triển, đứa bé chưa chào đời đã có thể nhìn rõ thế này. Mẹ nhìn cái mũi này đi, giống vợ chồng chúng chưa!"

Bà nội Khúc đeo kính viễn thị, cầm kính lúp xem ảnh.

"Đứa bé này trầm tính giống Khúc Mịch, chắc là con gái. Đứa còn lại bướng bỉnh giống Tiểu Nhu hơn, chắc chắn là con trai. Đây chắc chắn là thai long phượng rồi!" Bà nội Khúc không ngừng cười, đồng thời thổn thức, "Mấy chị em và chiến hữu chiến đáu với mẹ đều đã đi tìm chủ tịch Mao rồi. Nhà chúng ta sắp có bốn thế hệ ở chung rồi, niềm hạnh phúc này khiến mẹ bỗng dưng thấy có lỗi. Ngày mai mẹ phải đến viện phúc lợi thăm những người già neo đơn mới được. Bọn họ đều nói mẹ nhân hậu, mang đến sự ấm áp cho họ, nhưng chỉ có mẹ biết đến đó lòng mẹ mới được bình an. Mẹ không phải đang làm việc tốt, mẹ chỉ đang tự giúp chính mình."

"Mẹ, mẹ xem thêm chút nữa đi. Con thấy con bé này đúng là giống Khúc Mịch, nhìn nó nhíu mày trong ghét chưa." Mẹ Khúc bật cười, tuy rằng câu nói mang nghĩa xấu nhưng giọng bà lại lộ sự kiêu ngạo tự hào.

Bà nội Khúc dù sao cũng đã lớn tuổi, nói chuyện đôi lúc không quan tâm logic như thời trẻ, câu chuyện dễ phát triển theo hướng nặng nề.

Thương Dĩ Nhu, mẹ Khúc và bà nội Khúc vừa trò chuyện vừa làm việc, bầu không khí vô cùng chan hòa.

Bọn họ đang nói chuyện hăng say thì nghe có tiếng ô tô đậu bên ngoài. Bảo vệ vào báo thím ba tới. Bà nội Khúc vừa nhíu mày, ngay giây sau cửa mở, một người phụ nữ cao gầy trang điểm đậm bước vào, hai tay đều xách túi to túi nhỏ.

"Trùng hợp thế, chị dâu với Dĩ Nhu đều ở đây à, thế thì em đỡ phải đi thêm một chuyến nữa." Bà giao đồ cho bảo vệ, tươi cười đi tới.

Thương Dĩ Nhu vội đứng lên chào hỏi: "Chào thím ba."

"Đứng lên làm gì? Người một nhà không cần khách sáo, hơn nữa người con đang nặng nề mà." Bà vội chạy tới đỡ Thương Dĩ Nhu, "Sau này cứ gọi là Thiên Huệ đi, thật ra chúng ta chỉ cách nhau vài tuổi thôi."

"À." Thương Dĩ Nhu không biết trả lời thế nào, hơi nhíu mày vì bị bộ móng của thím ba đâm vào da.

Chú ba nhà họ Khúc năm nay mới 46 tuổi, con trai út của ông bà Khúc, là tham mưu trưởng tổng bộ lục quân, tính đến nay là tướng cấp cao trẻ tuổi nhất trong quân đội. Thím ba nhỏ hơn chú ba ba tuổi, hơn nữa vì chăm sóc bản thân tốt nên nhìn qua chỉ mới hơn ba mươi, thế nên bà ấy không muốn Thương Dĩ Nhu gọi là thím.

Bố của Đổng Thiên Huệ và ông nội Khúc là chiến hữu, thời trẻ từng bị thương nên xuất ngũ sớm, tĩnh dưỡng trong viện điều dưỡng. Hai người từ nhỏ lớn lên trong quân khu, cùng học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, mãi đến khi thi vào trường đại học khác nhau, Đổng Thiên Huệ mới dừng lịch sử hay theo đuôi Đổng Hòa Bình.

Nhưng hai người thanh mai trúc mã cùng nhau trưởng thành, ngay khi Đổng Thiên Huệ vừa tròn mười tám, thời điểm tốt nghiệp cấp ba, cả hai ăn vụng trái cấm, Đổng Thiên Huệ có thai, vì vậy hai nhà tổ chức hôn lễ nhỏ cho họ, con cái người già nuôi, bọn họ tiếp tục việc học của mình.

Ngay lúc Khúc Hòa Bình tốt nghiệp trường quân đội chuẩn bị đi bộ đội, Đổng Thiên Huệ lại mang thai lần hai, lần này bà trực tiếp bỏ học. Đến khi Khúc Hòa Bình lên làm đoàn trưởng, bà ấy liền đi theo tòng quân, nhưng sau này vì thấy bầu không khí trong quân đội nặng nề nên xin ra ngoài lại, cả ngày không làm gì cả, chỉ có trang điểm, đi dạo phố, chơi mạt chược.

Từ thái độ xem ra bà nội Khúc không thích thím ba, nhưng dường như mọi việc bà nội Khúc đều nói chuyện theo, mà cả nhà dường như rất quan tâm thím ba, điều này khiến Thương Dĩ Nhu thấy hơi kỳ lạ.

"Chú ba tháng nay ở trong quân không về à?" Bà nội Khúc tháo mắt kính xuống.

"Hình như Hoà Bình đến thủ đô rồi, có một hội nghị quan trọng." Thím ba cười đáp, "Con ở nhà không có gì làm nên định qua đây tâm sự với mẹ, sau đó qua nhà chị dâu thăm Dĩ Nhu, không ngờ lại gặp mọi người ở đây, đúng là tâm linh tương thông."

"Có chuyện gì đúng không? Nói đi." Bà nội Khúc biết tính thím ba không có chuyện gì sẽ không chủ động như vậy, một người suốt ngày ăn nhậu chơi bời thì làm gì có thời gian đến thăm bà già này chứ?


Nghe bà nội Khúc nói vậy, thím ba cười nói: "Mẹ, con thì có thể có chuyện gì? Con chỉ muốn chạy tới báo cáo cuộc sống gần đây với mẹ thôi."

Thế nghĩa là có chuyện! Bà nội Khúc bảo thím ba ngồi xuống rồi bảo giúp việc rót nước. Cùng là con dâu, cách đối xử với hai người không thể khác nhau được.

Đổng Thiên Huệ ngồi xuống, không vội nói gì cả mà hàn huyên việc nhà với mẹ Khúc và Thương Dĩ Nhu. Thím ba đúng là thông minh, bà biết bà nội Khúc quan tâm đứa bé trong bụng Thương Dĩ Nhu nên bắt đầu ra tay từ đây. Thím ba vừa xem ảnh siêu âm vừa khen, khen nhiều đến nỗi Thương Dĩ Nhu cũng phải ngại.

Thấy thái độ của bà nội Khúc đã tốt hơn, thím ba mới nói: "Chị dâu đúng là may mắn, con trai với con dâu đều du học nước ngoài về. Con nghe nói đồn trưởng chỗ làm của Khúc Mịch tháng sau sẽ về hưu, vị trí đó rất có khả năng sẽ thuộc về Khúc Mịch, tất cả đều nhờ thực lực và bằng cấp Khúc Mịch có, ai có thể bằng nó chứ? Nếu không tại sao Khúc Tuyên cứ khóc lóc đòi đi du học?"

Thương Dĩ Nhu vẫn còn nhớ Khúc Tuyên, đó là một cậu thiếu niên đeo kính, hình như mới lên lớp 12. Thời nay có rất nhiều phụ huynh không cho con tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học trong nước mà trực tiếp đi du học nước ngoài, tuy chi phí tương đối cao nhưng đối với một đứa trẻ thì đây là cách nhẹ nhàng hơn.

"Tiếc là Hoà Bình đang làm trong quân, người nhà muốn ra nước ngoài đã khó chứ đừng nói đến việc cho con đi du học." Đổng Thiên Huệ nhíu mày, "Phụ huynh nào cũng muốn cho con mình nền giáo dục tốt nhất, thấy Tuyên Tuyên suốt ngày cứ than ngắn thở dài, com thật sự không đành lòng."

"Nước ngoài tốt vậy à? Mẹ thấy nước chúng ta cũng có nhiều trường đại học xếp hạng thế giới đấy." Bà nội Khúc nói.

"Mấy cái đó chỉ quảng cáo tuyên truyền thôi, có chất lượng thật hay không thì ai mà biết. Con thấy môi trường ở nước ngoài khá mở, khá phù hợp cho nó phát triển. Đến lúc đó con ra nước ngoài cùng để chăm sóc nó, chờ đến khi nó học thành tài về cũng có đất dụng võ."

"Hai mẹ con cùng đi à?" Bà nội Khúc nhíu mày ngẫm nghĩ, "Con nói chuyện với Hoà Bình đi, chỉ cần hai đứa thống nhất, bố mẹ không có ý kiến."

"Cảm ơn mẹ." Được bà cụ đồng ý, Đổng Thiên Tuệ vô cùng vui mừng, bà ngồi thêm một lát rồi vội ra về.

Bà nội Khúc thở dài, nói với mẹ Khúc: "Trung Hoa với Kiến Quốc lúc nhỏ đi theo bố mẹ chịu nhiều cực khổ nhưng chưa từng khiến bố mẹ nhọc lòng, còn Hoà Bình sống trong nhung lụa lại khiến bố mẹ lo lắng nhiều nhất. Từ lúc lên cấp 3 nó đã phá phách, sau này đi bộ đội bị xử lý mấy lần mới trầm tính lại một chút. Còn Thiên Huệ không phải đứa nhỏ dịu dàng, bọn chúng trải qua bao nhiêu chuyện mới đi được đến ngày hôm nay, hy vọng đừng tan rã."

"Mẹ, tình cảm của hai người họ sâu đậm lắm. Năm đó... Bọn họ chắc chắn sẽ bạc đầu giai lão, chẳng qua họ đều là người có cá tính, vả lại đều còn trẻ, tư tưởng chắc chắn hay theo trào lưu. Mẹ cũng nói rồi đó, cứ để họ giải quyết đi, cuộc sống là của họ mà." Mẹ Khúc an ủi.

Nhà họ Khúc có tổng cộng ba cô con dâu, trong số đó người được lòng bà nội Khúc nhất là mẹ Khúc, lý do là vì cả hai vợ chồng phu xướng phụ tuỳ, sự nghiệp chưa từng bỏ bê, cũng chưa bao giờ thấy họ cãi vã nhau.

Nghe mẹ Khúc an ủi, tâm trạng bà nội Khúc tốt lên ngay. Bà quay đầu nhìn Thương Dĩ Nhu đang tập trung may vá: "Chỉ có cháu trai và cháu dâu của bà tốt."

Bố Khúc và Mẹ Khúc là điển hình của việc cưới trước yêu sau, mà Thương Dĩ Nhu và Khúc Mịch vì tình yêu mà kết hợp, nhớ cuộc sống mà tình cảm càng thêm sâu đậm.

Đừng thấy bà nội Khúc già rồi chứ thật ra mắt bà vẫn còn sáng, nhìn gì cũng rõ cả.

BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận