Trở Về Thập Niên 60 Cuộc Sống Phấn Đấu Của Kiều Thê
Chương 28: Chương 28
“Đứa trẻ ngoan, đừng khóc, điều hiện tại em có thể làm chính là chờ đợi.
” Phong Khinh Tuyết không chê dơ mà xoa đầu cậu nhóc, “Bà ngoại em bị bệnh sao? Có thể đưa chị đến xem thử không?”Triệu Thiên Kỳ nghe xong, cao hứng gật đầu.
Đứa trẻ đang đi loanh quanh trước cửa trạm thu gom phế liệu, nhà cậu nhóc tự nhiên ở gần đây, đi hai bước là tới.
Điều kiện sinh hoạt của nhà bọn họ so với ông bà Từ tốt hơn rất nhiều, tường đá tuy thấp nhưng có một sân nhỏ, trong sân có ba gian chính bằng gạch ngói, bên cạnh xây phòng bếp và WC, còn có một cái giếng.
“Bà ngoại! Bà ngoại! Cháu dẫn chị gái về xem cho bà!”Triệu Thiên Kỳ vừa la hét vừa đẩy cửa ra, chạy vào nhà.
Phong Khinh Tuyết đậu chiếc xe ba gác trong sân, đi vào theo, một bà già gầy guộc đang nằm trên chiếc giường gỗ rộng kiểu cũ có chỗ để chân, trên người đắp một cái chăn chắp vá nền xanh và trắng, mái tóc bạc trắng xõa tung bên gối, hai má ửng hồng, hai mắt nhắm chặt, hơi thở thoi thóp.
Độ rộng của giường khiến người nằm trên giường gầy gò, nhỏ nhắn, trông vô cùng thê lương.
Phong Khinh Tuyết nhìn thấy nơi này, trong lòng thở dài, đi đến sờ trán của bà, tay cô nóng ran, sau đó nhìn xuống đờm bà nhổ ra trên mặt đất, “Là cảm sốt.
”“Chị ơi, bà ngoại em có sao không?” Triệu Thiên Kỳ cầm hai phần ba cái bánh, nước mắt lưng tròng.
Đứa trẻ nhỏ bé, trông vô cùng đáng thương.
“Yên tâm, sẽ khá lên.
” Phong Khinh Tuyết an ủi hắn, phát hiện bên cạnh có ấm nước và một cái ly tráng men, cô đi tới rót một nửa bình nước, tuy không quá nóng nhưng vẫn còn ấm.
Sau đó, Phong Khinh Tuyết cõng Triệu Thiên Kỳ lấy thuốc trị cảm và thuốc hạ sốt từ trong không gian ra.
Cô cẩn thận xem đờm và bựa lưỡi mà bà cụ nhổ ra, thuộc chứng cảm phong nhiệt(*), cho nên lấy ra thuốc phù hợp với triệu chứng.
(*)Cảm mạo phong nhiệt còn gọi là cúm phong nhiệt.
Bệnh hay gặp khi chính khí (sức đề kháng) yếu, tà khí (yếu tố gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể.
Thuốc cô lấy ra là một viên nhuộng, viên nhộng không thể cho người khác xem, vì vậy cô đổ bột thuốc trong viên nhộng vào cái ly tráng men, lắc cho tan chảy, sau đó ném viên nhuộng trở lại không gian, bưng nước thuốc ngồi vào mép giường, vừa đỡ bà ngoại Triệu Thiên Kỳ, vừa đút thuốc vào.
Bà lão có chút tỉnh táo, chậm rãi nuốt xuống.
Phong Khinh Tuyết đã từng chăm sóc ông bà của mình, cô vỗ nhẹ lưng bà lão, chờ bà hoàn toàn nuốt xuống, mới để bà nằm xuống.
Bệnh nhân bị cảm sốt nên ăn đồ thanh đạm, Phong Khinh Tuyết bảo Triệu Thiên Kỳ ăn hết bánh bao, còn mình vào phòng bếp xem.
Trong bếp có một lò đất và một lò than, bên cạnh còn có một đống than và củi, nhưng lửa trong lò đã tắt từ lâu, nước trong thùng chỉ còn đáy cạn, nồi chén gáo bồn đầy đủ hết, có muối không có dầu.
Phong Khinh Tuyết lấy ra một túi nhỏ gạo lứt vàng và một túi nhỏ bột mì trộn với bột ngô từ sọt.
Nghĩ nghĩ, lấy thêm ba quả trứng hột vịt muối luộc chín.
Triệu Thiên Kỳ chạy tới nhìn thấy, trong mắt tràn đầy sự kính nể, “Chị, sọt của chị là hộp bách bảo(*) sao?”(*)Trăm loại bảo vật.
“Sọt của chị không phải hộp bách bảo, mà chính chị mới là hộp bách bảo.
” Phong Khinh Tuyết cười trả lời cậu nhóc một câu, đi múc một thùng nước giếng lên, cọ rửa sạch sẽ nồi chén gáo bồn và thớt, dao phay.
“Chị, chị làm gì thế?” Triệu Thiên Kỳ hỏi.
“Chị làm cho bà ngoại em chút đồ ăn.
”Phong Khinh Tuyết vo gạo, cho vào nồi và đốt lửa, động tác liền mạch lưu loát.
Nghe mùi thơm của cháo trắng, Triệu Thiên Kỳ đang đứng bên bếp để giúp đốt lửa ch ảy nước miếng ròng ròng.
“Chị, thơm quá!”Phong Khinh Tuyết bưng cho hắn một bát cháo trứng vịt muối để hắn ăn, sau đó bưng một bát cháo vào nhà.
Bà lão đã tỉnh, ngồi ở trên giường, nước mắt lưng tròng, yếu ớt nói: “Cô gái, cảm ơn con, cảm ơn con, ta đều cảm giác được.
”.