Thập Niên 70 Xuyên Thành Mỹ Nhân Yếu Đuối
Chương 7: 7: Về Nhà 2
Khi trở về, cũng là Trần Ngải Phương chở cô trên xe đạp về nhà.
Dáng người Trần Khải Phương cao ráo mảnh khảnh, khi đạp xe, chị ấy có thể đạp rất nhanh cũng không thấy mệt dù có chở thêm một người, đương nhiên cũng có phần vì Cố Di Gia quá nhẹ.
Trên đường đi, Trần Ngải Phương luôn lo lắng rằng cô sẽ ngất xỉu, chạy được một đoạn chị ấy sẽ hỏi cô có thấy khó chịu gì không.
Vẻ mặt Cố Di Gia phức tạp.
Mặc dù ngày hôm qua cô mới xuyên tới, nhưng cô vẫn còn những ký ức vốn có của "Cố Di Gia" để lại, như thể cô chính là "Cố Di Gia", không có cảm giác ngăn cách xa lạ gì cả.
Chị dâu là chị dâu của cô, anh cả cô Cố Minh Thành cũng là anh cả của cô.
Từ bệnh viện thị trấn về công xã chỉ mất một giờ đi xe đạp, nếu đi nhanh, có thể về tới nơi trong bốn mươi phút, cũng không xa lắm.
Công xã Nam Sơn gần với thị trấn, đi đến thị trấn rất thuận tiện.
Bí thư công xã là người khôn ngoan, thường tổ chức cho các xã viên bán nhiều lâm sản, đồ thủ công mỹ nghệ ra bên ngoài, công xã Nam Sơn không đến nỗi quá nghèo.
Vừa về đến công xã đã có rất nhiều người tới chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe của Cố Di Gia.
Trần Ngải Phương là một người vui vẻ thoải mái, trả lời từng người một: "Sức khỏe Gia Gia nhà chúng tôi vẫn ổn, cảm ơn mọi người quan tâm! Với những người hôm qua đã giúp đưa Gia Gia đến bệnh viện, nếu hôm nào rảnh, tôi muốn mời các anh chị đến dùng bữa.
"“Chị dâu Trần à, không có gì đâu.
”Suốt quá trình Cố Di Gia luôn mỉm cười, nhìn những người đó chào hỏi lại.
Có lẽ là do có ký ức của cô nên khi nhìn thấy những người này, cô không những không thấy xa lạ mà còn rất quen thuộc, họ đều là những người hàng ngày cô hay gặp.
Tất nhiên vì sức khỏe Cố Di Gia kém, không đi làm nên cô không thân với các xã viên nhiều, mọi người hơi xa lạ với cô, họ cũng không thân thiện với nhau lắm, thậm chí còn không thân thiện như với Trần Ngải Phương là một người làng khác gả đến người trong đại đội.
Sau khi các xã viên hỏi thăm về sức khỏe của Cố Di Gia, họ trông sắc mặt cô liền rời đi.
Dáng vẻ thở ra hít vào không thông của cô ngày hôm qua khiến nhiều người lo sợ, bây giờ nhìn sắc mặt cô tuy tái nhợt nhưng vẫn xinh đẹp đứng đó nên biết chắc cô sẽ không sao.
Cuối cùng mọi người cũng thấy nhẹ nhõm.
Dù sao thì Cố Di Gia cũng là xã viên của công xã, lại có một người anh cả giỏi như vậy, bây giờ Cố Minh Thành đã là sĩ quan nên họ vẫn hy vọng Cố Di Gia sẽ tốt hơn.
Trần Ngải Phương chở Cố Di Gia về nhà.
Ngôi nhà của họ là một ngôi nhà gạch ngói khang trang, có một sân vườn nhỏ, ở công xã Nam Sơn vậy là khá khí thế rồi, Cố Minh Thành gửi tiền về nhờ người xây dựng giúp, đặc biệt là cho vợ con và em gái anh ở.
Bởi vì chuyện này mà năm đó xảy ra nhiều biến cố.
Vừa về tới cửa đã thấy hai đứa trẻ một lớn một nhỏ bước ra đón.
"Mẹ, cô út, mọi người đã về rồi.
"Một cậu bé với làn da ngăm đen, đường nét sáng sủa, vẻ ngoài tràn đầy sức sống của lứa mười tuổi đi tới giúp mẹ giữ xe đạp, nhìn Cố Di Gia với vẻ quan tâm.
Một cô bé năm tuổi còn lại chạy tới nắm lấy tay Cố Di Gia: "Cô út ơi, cô không sao chứ ạ?"Cô bé lo lắng hỏi, khuôn mặt nhỏ nhắn tươi sáng của cô bé nhăn lại.
Cô bé mặc một chiếc váy đã được giặt trắng bóc, tóc được buộc thành hai bím nhỏ có điều một bên cao một bên thấp, không ngay ngắn lắm.
Tuy nhiên cô bé có khuôn mặt tươi sáng, thừa hưởng những ưu điểm của cha mẹ, chỉ nhìn một cái là biết sau này cô bé sẽ là một cô gái xinh đẹp.
Cố Di Gia cười nói: "Cám ơn Bảo Hoa, cô út không sao rồi.
"Cô nắm lấy tay cháu gái Bảo Hoa, chậm rãi bước vào nhà, Bảo Hoa cũng cố tình đi chậm lại, sợ quá nhanh sẽ làm cô út ốm yếu mệt mỏi.
Nhìn thấy điều này, Cố Di Gia hiểu rằng mọi người trong nhà đều quen với việc chăm sóc cho cô.
Sau khi trở về nhà, Trần Ngải Phương bảo Cố Di Gia hãy nghỉ ngơi thật tốt, đồng thời nhờ con gái út chăm sóc cho cô.
Chị ấy là giáo viên của một trường tiểu học trong công xã, hôm qua chị ấy đã nghỉ phép vì chuyện của Cố Di Gia, hôm nay chị ấy phải quay lại trường học.
Về phần con trai cả, cậu bé cũng lo lắng cho cô út nên hôm nay xin nghỉ ở nhà đợi họ, lúc này Trần Ngải Phương không cho phép cậu bé trốn học, đưa cậu bé cùng về trường.
.