Dẫn Theo Nhãi Con Chạy Nạn Ta Dùng Không Gian Tích Trữ Vật Tư
Chương 59: Từ Chối
Đồng tử Mạch Tuệ co lại, thoáng cái đã hiểu ra, vội vàng trả cho hắn ta, cười xấu hổ nói:" Thứ này mới lạ như vậy, có lẽ Uông đại nương cài lên rất đẹp."
" Tuệ nhi muội muội, ta ta, ta..."
" Cảm ơn ý tốt của Nhị Ngưu ca, ôi, ta hơi đau bụng, ta đi nhà xí trước đã."
Nói xong Mạch Tuệ ℓập tức ℓao về về phía nhà xí, để ℓại Nhị Ngưu sững sờ tại chỗ.
"Nhị Ngưu ca ca, huynh ngồi không? A tỷ đi ị phải mất một ℓát." Đôi mắt to đen bóng của Mạch Lạp chớp chớp, vẻ mặt ngây thơ ôm ghế đẩu qua hỏi.
"Không, không sao, không cần." Tôn Nhị Ngưu gãi đầu rời khỏi, đi vài bước ℓại quay về.
Hắn ta đưa trâm gỗ trong tay cho Mạch Lạp:" Muội đưa cái này cho A Tỷ của muội đi."
Mạch Lạp lắc đầu bảo:" A Tỷ nói đưa cho Uông đại nương cài."
Mạch Cốc ôm con thỏ được nuôi đến béo tốt, từ phía sau đi tới:" Đúng rồi, Nhị Ngưu ca, đệ và Lạp nhi rất nghe lời A Tỷ."
"Được, được rồi." Tôn Nhị Ngưu cười xấu hổ, cầm cây trâm rời khỏi.
...
Vào đầu mùa xuân tháng Giêng, một vài loài thực vật bắt đầu phục hồi, cành cây khô trơ trụi đâm chồi mới, những ngọn cỏ non mềm bắt đầu mọc trên những đồng ruộng, bắp cải và tỏi mà Mạch Tuệ gieo vào trong đất trước đây cũng tràn đầy sức sống.
Nhưng mùa xuân tiết trời còn se lạnh, không khí lạnh buổi sáng sớm và ban đêm về sẽ tê cứng tay chân, chỉ có vào giữa trưa khi mặt trời lên cao, ánh nắng ấm áp dễ dịu chiếu vào mặt mới là lúc thoải mái nhất trong ngày.
Mạch Tuệ dẫm lên sương sớm, đi trên ruộng cắt một cây cải thìa, đánh một quả trứng ngỗng làm một chén canh trứng súp lơ, nấu chín cơm kê, cắt hai trong số năm quả trứng muối đã làm thành công trước đó, đổ nước tương lên trên rồi rắc thêm một ít hành lá thái nhỏ.
Lại lấy ra chút ít nước tương nấm còn sót lại, múc vào trong bát đất nung của ba người, mỗi người một muôi.
Đây là bữa trưa của ba người bọn họ.
Mạch Tuệ dọn chiếc bàn gỗ nhỏ ra sân, Mạch Lạp giúp bưng đồ ăn, Mạch Cốc xách băng ghế.
Ba người ăn trong sân tắm dưới ánh nắng, con thỏ cũng ngồi xổm trên băng ghế của Mạch Cốc ăn cỏ, ngỗng lớn vô cùng chán nản đi tới đi lui trong sân, thỉnh thoảng vỗ cánh kêu to vài tiếng.
Ba người, một ngỗng, một thỏ, trong khung cảnh cuối đông đầu xuân này vô cùng hài hòa.
Mạch Cốc vươn đũa gắp một miếng trứng muối: "A tỷ, mùi vị của trứng vịt này lúc mới ăn rất là lạ, nhưng ăn rồi lại cảm thấy rất ngon..."
Mạch Tuệ tàn nhẫn dùng đũa giật lấy trứng muối, dặn dò nói: "Thứ này tính kiềm quá nhiều, trẻ con không được ăn nhiều, đệ không được ăn nữa."
Mạch Cốc không chịu, mặt sưng như cái bánh bao: "Đệ không còn nhỏ nữa, tháng tư tới đệ năm tuổi rồi!"
Mạch Tuế cười nhạt: "Đợi đệ lớn bằng a tỷ mới không còn là trẻ con nữa."
"Rồi đệ cũng sẽ nhanh chóng lớn bằng a tỷ thôi..."
"Đúng rồi, Lạp Nhi, Tiểu Cốc, đợi lát nữa a tỷ cắt nốt mấy quả trứng muối còn lại, hai đứa có thể đưa cho Uông đại nương một đĩa, sau đó mang một đĩa khác đến cho thôn trưởng gia gia để mọi người nếm thử."
Mạch Lạp khó hiểu nói: "A tỷ, sao tỷ không đi vậy, hình như đã hai ngày tỷ không ra ngoài viện tử rồi, lúc đi cắt rau ngoài đồng tỷ cũng lẻn ra ngoài bằng cửa sau của viện tử, tỷ sợ đi ra ngoài sẽ bị đám người cữu mẫu bắt nạt sao?"
Nàng không sợ người Bạch gia, chỉ là nàng không muốn đụng mặt Tôn Nhị Ngưu thôi.
Tên nhóc lỗ mãng đó giờ ngày nào cũng quanh quẩn bên vệ đường bên ngoài viện tử của Mạch Tuệ, ngay khi Mạch Tuệ vừa mở cửa đã phải lập tức đóng lại.
Nàng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện yêu đương, kiếp trước nàng có cơ thể thu hút toàn loại cặn bã, bị lừa hết lần này đến lần khác, càng ngày nàng cũng thấy mệt mỏi, trên đời này cho dù có đàn ông tốt đến mấy nàng cũng chẳng quan tâm.
Nhưng mối quan hệ giữa hai gia đình rất tốt, Tôn Nhị Ngưu cũng giúp đỡ nàng rất nhiều, Mạch Tuệ cũng luôn coi bọn họ như ca ca của mình, những lời lẽ đau lòng đó thật sự khó nói.
Nhưng nàng phải tìm ra cách giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.
Sau khi cơm nước xong xuôi, Mạch Lạp và Mạch Cốc bưng trứng muối đi ra cửa viện tử, Mạch Tuệ dặn dò bọn nó: "Nếu như hai đứa sợ gặp phải đám người cữu mẫu thì hai đứa có thể nhờ Uông đại nương dắt đến nhà trưởng thôn."