Cho Ta Nhuộm Sắc - Tinh Chi Tạp Vũ

Chương 35: Chữa lành

Cuối mùa hè năm 2018 ở Los Angeles.

Có một cô gái đang nằm cuộn tròn viết thư trước cửa sổ sát đất, ánh nắng mặt trời chiếu qua gương mặt của cô.

Dường như cô đang nghĩ đến chuyện vui nào đó nên cô nheo mắt cười giống như một chú hồ ly nhỏ.

Thủy Vân đã hai mươi hai tuổi và đã tốt nghiệp đại học California ở Los Angeles, giờ đây cô đang chuẩn bị cho chuyến hành trình tiếp theo.

‘Jennifer thân mến, gần đây bà có khỏe không?’ Cô viết: ‘Cháu đã nhận được hai lời mời làm quản lý phòng thí nghiệm, một cái ở NYU (Đại học New York) còn một cái là UCDavis (Đại học California ở Davis). Vì cháu là người thành phố nên cho dù có đi đâu thì cháu cũng không cảm thấy quá do dự. Cháu hy vọng rằng mình sẽ thích New York giống như đã thích Los Angles.’

‘Còn về người đó, bà có còn nhớ rõ về Fernando là người mà cháu từng nói với bà lần trước không? Sau đó, cháu cũng hẹn hò với anh ta một hai lần, nhưng cuối cùng cháu cũng không ở bên anh ta. Tuy rằng anh ta khá tốt nhưng có lẽ là do cháu còn chưa sẵn sàng. Bà biết đấy, chỉ là cháu không say mê anh ta mà thôi. Cũng có lẽ là Mr Right của cháu còn chưa xuất hiện, nhưng dù sao cháu cũng vô cùng mong chờ những chuyện xảy ra sắp tới ở New York.’

‘Cháu đã thuê nhà xong rồi, cháu không còn ở thành phố Manhattan nữa vì tiền lương của cháu khó mà gánh nổi khoản chi phí khổng lồ ở đó cho nên cháu đã quyết định tới sống ở bang New Jersey gần New York. Tiền thuê nhà ở đó chỉ bằng một nửa của thành phố Manhattan, tuy hơi xa nhưng không quá đông đúc. Cháu đã tìm được một phòng đơn ở trong một căn biệt thự rất tươm tất, cả chủ nhà và khách thuê đều là người Trung Quốc nên cháu hy vọng có thể trở thành bạn bè với họ.’

‘Cháu chỉ cần ngồi tàu điện ngầm vượt sông là có thể tới thành phố Manhattan, cả chặng đường chỉ mất khoảng hai mươi lăm phút. Giá cả thuê nhà so với lộ trình đi như thế là khá hợp lý. Nếu như bà đi du lịch ở Manhattan thì cháu rất mong bà tới thăm cháu và chúng ta có thể cùng nhau đi chơi. Tuy rằng khi nếm thì cháu cảm thấy nó cũng không khác I-N-Out Burger là mấy nhưng cháu đoán rằng bà sẽ rất thích cửa hàng bánh mì kẹp thịt Shake Shack rất đặc biệt ở phía đông. Bà biết đấy, hầu như tất cả những cửa hàng bánh mì kẹp thịt mà cháu nói với bà đều giống nhau cả.’

‘Thân ái, Vân.’

Sau khi viết thư xong, cô bắt đầu tự thu dọn hành lý của mình. Jennifer chính là bà cụ mà cô gặp được khi ở trên máy bay tới Los Angeles. Bà ấy vẫn luôn an ủi cô trong suốt chặng đường. Trước khi rời đi, bà ấy còn đưa cho cô một tờ giấy: ‘Chỉ cần cháu muốn thì lúc nào cũng có thể viết thư cho bà, bà rất vui khi có thể lắng nghe tất cả mọi chuyện của cháu, bà cũng muốn trở thành người bạn đầu tiên của cháu ở Los Angeles.’

Cứ như vậy, bọn họ đã trở thành bạn bè với nhau qua thư từ. Cứ cách một tháng, Thủy Vân sẽ viết thư cho Jennifer. Trước khi nghỉ hưu, bà ấy đã từng là một nhà tâm lý học và chính bà ấy đã là người giúp Thủy Vân tìm ra hướng đi riêng trong cuộc sống. Bà ấy từng nói rằng thật ra căn bệnh trầm cảm chẳng khác gì bệnh cảm cúm nhẹ, chúng ta cần phải học cách sống chung với nó. Rất nhiều người trong xã hội của chúng ta kỳ thị căn bệnh trầm cảm này, thế nhưng thật ra đó không phải là sự thật, không ai trong chúng ta cần phải xấu hổ về căn bệnh đó cả.

Chuyện quan trọng nhất mà cô học được trong suốt sáu năm qua chính là cảm thấy xấu hổ vì căn bệnh trầm cảm là sai. Ánh nắng ở đây rất tốt vì hầu như ở Los Angeles không lạnh và có băng tuyết. Có lẽ là do thời tiết tốt đẹp này, có lẽ là thời gian hoặc cũng có lẽ là do con người nơi đây đã dần dần chữa khỏi cho cô. Khi cô nộp hồ sơ vào đại học, căn bệnh trầm bắt đầu có một vài dấu hiệu tái phát, nhưng cô không còn bối rối nữa. Cô chỉ cần ngoan ngoãn uống một chút thuốc, thả lỏng tâm trạng và mỗi ngày đi chạy bộ thì sức khỏe của cô sẽ được phục hồi rất nhanh.

Kết quả xin nhập học cũng rất thuận lợi, cô đã xin vào trường công lập UCLA (Đại học California tại Los Angeles) có danh tiếng khá tốt, hơn nữa cô cũng không cần uống thuốc nữa vì căn bệnh trầm cảm đã không còn tái phát. Một cô gái đã từng chìm trong tăm tối và tuyệt vọng kia lại xa xôi giống như kiếp trước của cô vậy.

Trong bốn năm ở UCLA, cô đã nhận được tấm bằng cử nhân tâm lý học, cô còn thuận tiện học thêm một vài môn phụ trong toán học. Thật ra tâm lý học ở các trường đại học Mỹ không hề yêu cầu phải học các chương trình toán học gì cả mà toán học chính là môn dễ lấy điểm cao nhất đối với người Trung Quốc. Chỉ cần học sáu bảy môn toán trong chương trình là có thể nhận được những tấm giấy chứng nhận phụ, trong đó có bốn môn là vi phân và tích phân một, hai, ba. Chuyện như vậy cớ sao không làm? Sau khi rời khỏi Nhất Trung, cô mới nhận ra rằng thật ra cô học toán cũng chỉ ở mức bình thường thôi, thậm chí khi ở trong đại học cũng được coi như khá tốt. Nghe có vẻ hơi ngốc nghếch nhưng cô đã từng thi đấu với thiên tài ở trên cùng một sân khấu.

Sau khi tốt nghiệp, cô định tiếp tục tìm tòi học hỏi về tâm lý học vì cô mong muốn có thể tiếp tục học lên tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng, tập trung nhiều hơn về căn bệnh trầm cảm. Không giống như Jennifer, cô càng hy vọng được trở thành trụ cột nghiên cứu để có để giúp đỡ được càng nhiều người hơn. Chỉ là muốn xin học tiến sĩ tâm lý học lâm sàng ở Mỹ rất khó, tỷ lệ chấp nhận của các trường tốt chỉ có vài phần nghìn, hầu như không có mấy ai có thể nộp trực tiếp bằng tốt nghiệp đại học cả. Vì thế cô quyết định đi tìm một phòng thí nghiệm để làm quản lý phòng thí nghiệm trong hai năm, như vậy cô sẽ tích lũy được thêm một chút về văn chương và kinh nghiệm trước khi đi xin. Thật may mắn là ở đại học New York có một vị giáo sư quyết định thuê cô.

Cô rất mong chờ đối với tương lại hai năm tới của cô, có lẽ cô sẽ sống một cuộc sống như một người New York thực thụ.
BÌNH LUẬN
Bạn cần đăng nhập để bình luận